Theo thông tin từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), sau khi đối chiếu và xem xét các tiêu chí đánh giá, các thành viên Hội đồng đánh giá xếp hạng đã chấm điểm độc lập các phương án thiết kế kiến trúc nhà ga sân bay Long Thành và đã lựa chọn được 3 phương án có số điểm cao nhất trong tổng số 9 đồ án thiết kế tham gia. Đây là các phương án do những đơn vị tư vấn thiết kế có uy tín, có kinh nghiệm thiết kế các nhà ga hàng không lớn trên thế giới.
Theo các thành viên Hội đồng tuyển chọn, tất cả các phương án thiết kế kiến trúc đều đạt tiêu chí cơ bản đề ra. Một số phương án thiết kế còn có sự phá cách về kiến trúc nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ, công năng sử dụng tối đa của cảng hàng không.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ đưa 3 phương án thiết kế kiến trúc đoạt giải để lấy ý kiến công chúng trên cả nước góp ý cho dự án này.
Sau đây là hình ảnh 3 thiết kế có số điểm cao nhất được lựa chọn:
Phối cảnh nhà ga được thiết kế lấy ý tưởng hình ảnh bông hoa sen
1- Thiết kế nhà ga hình bông sen được công ty Heerim Architects & Planners (Hàn Quốc), sử dụng ý tưởng là những cánh hoa sen, điểm thêm những vị trí ô lấy sáng, giảm bớt sự đơn điệu cho mái. Khu vực nhà để xe ngoài trời, trên mái sử dụng làm công viên cây xanh kết hợp với hồ nước lớn tại vị trí trung tâm cũng lấy ý tưởng hoa sen, làm điểm nhấn cho khu vực này. Phương án bố trí mái sảnh chính với độ vươn lớn, ngoài ra việc bố trí mái nhỏ tại khu vực cầu cạn tương đối hài hòa (giống như những lớp xếp của bông hoa sen).
Phối cảnh nhà ga thiết kế hình lá dừa
2- Nhà ga thiết kế hình lá dừa được liên danh 3 công ty đến từ Singapore, Việt Nam, Nhật Bản, lấy ý tưởng từ hình ảnh lá dừa nước đặc trưng cho văn hóa đồng quê, sông nước của Việt Nam để làm phần mái của nhà ga. Đơn vị thiết kế muốn mang đến một hình ảnh nhà ga hàng không đậm chất văn hóa địa phương. Bên trong nhà ga đi, các quầy hàng được thiết kế như những con thuyền di chuyển trên sông nước đồng quê Việt Nam. Hình thức kiến trúc nhà ga hiện đại, kết hợp việc sử dụng các mảng xanh, cảnh quan nội thất trong công trình và sử dụng vật liệu hài hòa nhằm tạo ra các điểm nhấn để thể hiện một hình ảnh nhà ga hàng không năng động và hiện đại.
Phối cảnh nhà ga sử dụng vật liệu kết cấu tre
3- Nhà ga do liên danh Japan Airport Consultants Inc. + ADP Ingenierie + Shigeru Ban Architects (Nhật Bản + Pháp) thực hiện. Điểm độc đáo của nhà ga này là sử dụng vật liệu từ cây tre để trang trí cho không gian công cộng của nhà ga như sảnh ga đi, khu kinh doanh dịch vụ, khu bán hàng miễn thuế, khu phòng chờ, hành lang ga đến,… Theo thuyết trình của liên danh thiết kế, việc sử dụng vật liệu kết cấu tre là một ý tưởng mới được đưa vào và thể hiện dưới hình thức trang trí đan kết thành không gian nội thất nhà ga để thể hiện một hình ảnh nhà ga hàng không mang tính đặc thù văn hóa địa phương. Không gian nội thất kiến trúc nhà ga lớn, thông thoáng, sử dụng vật liệu tre làm kết cấu công trình cũng như làm trần trang trí cho nhà ga.
Lê Anh - Ảnh chụp lại: Phạm Thanh
(TBKTSG)
- TP Cần Thơ nhận giải thưởng Cảnh quan Châu Á 2016
- Chương trình "Thành phố Nhân văn" của AkzoNobel với các hoạt động gia tăng sức chống chịu cho TP Đà Nẵng
- TPHCM đề nghị Singapore chia sẻ kinh nghiệm chống ngập đô thị
- Metro số 1 của TP HCM được kéo dài đến Bình Dương, Đồng Nai
- Bình Định: Công ty StudioMilou Singapore quy hoạch tổng thể Công viên khoa học Quy Hòa
- Mô hình hiệu quả phát triển công trình xanh tại Việt Nam
- Hội An sẽ có điện mặt trời
- Quảng Bình: Hơn 20.000 ngôi nhà chìm nghỉm trong nước nhìn từ trên cao
- TP.HCM muốn học kinh nghiệm giải quyết ô nhiễm của Nhật Bản
- TP Hồ Chí Minh hướng đến xu thế công trình Xanh bền vững