Ngày 15/9 tại Hà Nội, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA) đã tổ chức họp báo giới thiệu Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia. Giải thưởng do VUPDA thành lập, với sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam đã diễn ra hết sức nhanh chóng, nhất là trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh… Theo số liệu của Cục phát triển đô thị Bộ Xây dựng, tính đến cuối năm 2014, cả nước có 774 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Tỉ lệ đô thị hóa từ 23,7% năm 1999 đã tăng lên 34,5% năm 2014. Theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, dự kiến tỉ lệ đô thị hóa sẽ tăng lên 50% vào năm 2025. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá: vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho mật độ dân số ở thành thị tăng cao; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước...
Mặt khác, các đô thị Việt Nam hiện chưa tạo nên diện mạo không gian kiến trúc đô thị hiện đại, thân thiện với môi trường. Các khu đô thị mới, phần lớn mới chỉ quan tâm đến đất. Các hoạt động phát triển đô thị trong lĩnh vực đầu tư tư nhân như: nhà ở, khách sạn công trình thương mại, du lịch... hầu hết được thiết kế độc lập, thiếu kết nối giữa các cụm công trình thông qua thiết kế đô thị.
Vai trò của quy hoạch đô thị đang hướng đến phát triển bền vững với các giải pháp tích cực hơn, khoa học hơn để tạo nên môi trường sống tốt hơn, Trong đó người dân, cộng đồng và xã hội được nâng cao chất lượng cuộc sống; thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần, an toàn, trật tự xã hội. Không gian đô thị cũng tránh sự tổn hại và giảm thiểu hậu quả do sự phát triển gây ra và duy trì chất lượng môi trường sinh thái.
Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp về công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị, với chức năng nhiệm vụ của Hội mong muốn tuyên truyền phổ biến những kiến thức, kinh nghiệm, pháp luật góp phần nâng cao dân trí về quy hoạch và phát triển đô thị thông qua hình thức tổ chức trao giải thưởng cấp độ quốc gia. Hội đã được sự ủng hộ và đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng trong việc thành lập giải thưởng. Cụ thể, Bộ Xây dựng đã có công văn số 2958/BXD-TCCB ngày 08/12/2017 gửi Hội xác nhận đồng ý là cơ quan bảo trợ Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia; Bộ Tài nguyên và Môi trường và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng tham gia bảo trợ Giải thưởng.
Việc tổ chức Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia không chỉ tôn vinh các tác giả là kiến trúc sư, các nhà quy hoạch, các nhà quản lý đô thị mà cả các doanh nghiệp, các nhà thầu xây dựng, các tổ chức xã hội, người dân tham gia vào công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Từ đó, tăng cường giáo dục nếp sống văn minh đô thị, góp phần lập lại trật tự xây dựng có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, hướng tới môi trường đầu tư bền vững.
Tại buổi họp báo, KTS Trần Ngọc Chính - chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, chủ tịch Hội đồng giải thưởng - cho biết: “Giải thưởng sẽ được xét giải hai năm một lần, vào các năm chẵn. Giải thưởng có phạm vi toàn quốc, xét chọn đối với 4 thể loại là (1) đồ án quy hoạch xây dựng (gồm đồ án quy hoạch xây dựng vùng, đồ án quy hoạch khu chức năng đặc thù, đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn); (2) các khu vực đã được đầu tư xây dựng; (3) các ấn phẩm về quy hoạch; (4) các tổ chức, cá nhân lãnh đạo quản lý phát triển đô thị xuất sắc. Đối tượng dự giải là công dân Việt Nam có tác phẩm ở trong và ngoài nước, tác giả là người nước ngoài có tác phẩm tại Việt Nam. Giải thưởng đề cao các thể loại công trình, tác phẩm ở các tiêu chí như có ý tưởng sáng tạo, đột phá, độc đáo, có tính khoa học và thực tiễn; Khai thác tốt địa hình cảnh quan, kiến trúc, đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội tại địa điểm lập quy hoạch; Có giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, phát triển hệ thống hạ tầng hợp lý, bảo đảm tốt môi trường sống của con người; Bảo đảm phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn theo hướng bền vững, xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu...”.
Danh sách Hội đồng Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Việt Nam dự kiến như sau: 1. Ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch VUPDA - Chủ tịch Hội đồng |
Việt Khang
- Hà Nội tính điều chỉnh địa giới hành chính 3 quận
- TP Hồ Chí Minh kiến nghị biện pháp để phát triển nhà ở xã hội
- Hải Phòng - Thành phố Cảng thông minh và nền kinh tế tuần hoàn
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương duyệt quy hoạch mở rộng Tân Sơn Nhất
- TP Hồ Chí Minh mời gọi các tập đoàn lớn đầu tư vào đô thị thông minh
- Nước sông Mekong là tài nguyên chung
- Cần Thơ: Cần 2.441 tỉ đồng xây kè bảo vệ bờ sông, kênh rạch
- Hà Nội lên 2 phương án thí điểm mô hình chính quyền đô thị
- Kết nối thành phố thông minh - Giải pháp cho đô thị hóa ĐBSCL
- Tọa đàm trao đổi Công trình & Bền vững