Ngày 30/8 tại Hà Nội, Tọa đàm trao đổi Công trình & Bền vững nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Công trình Hiệu quả Năng lượng Việt Nam 2018 được tổ chức bởi Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam) và Viện Goethe Hà Nội.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của các cộng đồng ngành nghề, kiến trúc sư, kỹ sư, trường đại học trong lĩnh vực kỹ thuật, thiết kế, xây dựng với mong muốn mở ra cơ hội trao đổi chuyên môn thảo luận góc nhìn về công trình và các phương thức hướng đến phát triển bền vững trong môi trường xây dựng; từ đó có những phân tích, đánh giá, tổng kết góp phần hiện thực hóa Công trình cân bằng năng lượng tại Việt Nam.
Tọa đàm diễn ra trong không khí sôi nổi nhờ các ý kiến, các câu hỏi thảo luận và các chia sẻ thực tiễn của khán giả và các khách mời cũng như từ các câu hỏi của các khán giả đăng ký thông qua Fanpage Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam). Điểm nhấn của buổi Tọa đàm là sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực Công trình & Bền vững như: Ông Trần Thành Vũ Chuyên gia mô phỏng Hiệu năng Công trình xây dựng, Chủ tịch IBPSA-Vietnam, Ông Trần Công Đức - Giám đốc GMP Asia Pacific, Ông Nguyễn Quang Minh – Giảng viên Khoa Kiến trúc Quy hoạch Trường Đại học Xây dựng, Ông Jun Nakajima Cố vấn Hiệu trường, Đại học Việt Nhật; Đai học Ritsumeikan. Các chuyên gia đã có những chia sẻ trao đổi kinh nghiệm áp dụng giải pháp thiêt kế thụ động & chủ động cho công trình bền vững, thảo luận về công trình cân bằng năng lượng (Net zero) ở Việt Nam cũng như các case study điển hình đến từ Đức và Nhật Bản,…
Chương trình có sự hợp tác từ các đối tác truyền thông Ashui.com, Tạp chí Kiến trúc, Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC), Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID), CLB Điện ảnh Kiến trúc (am), Houselink, Khoa Quản lý Công nghiệp và Năng lượng Đại học Điện lực (EPU), Khoa Kiến trúc và Quy hoạch Đại học Xây dựng (NUCE).
Một số hình ảnh tại sự kiện:
Ông Trần Công Đức – Giám đốc GMP Asia Pacific trả lời câu hỏi của khán giả về những kinh nghiệm trong việc thuyết phục chủ đầu tư về Công trình xanh
Ông Jun Nakajima Cố vấn Hiệu trưởng, Đại học Việt Nhật, Đai học Ritsumeikan trao đổi những kinh nghệm của Nhật Bản về những công trình cân bằng năng lượng (Net Zero Energy Building)
Bà Trần Thị Thu Phương – Sáng lập Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam tổng hợp nội dung buổi Tọa đàm và đưa ra những kết luận: “Công trình cần được Thiết kế - Xây dựng – Vận hành như thế nào để đảm bảo tối ưu hóa tiện nghi cho người sử dụng trong khi tối thiểu tiêu dùng năng lượng, tài nguyên, giảm tác động đến môi trường. Điều này đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên ngay từ giai đoạn ban đầu trong quá trình hình thành đến khi kết thúc các dự án xây dựng cũng như đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực trong ngành Kiến trúc, Xây dựng, Năng lượng đáp ứng xu hướng phát triển của Công trình Bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN Vietnam) được thành lập bởi Doanh nghiệp Xã hội Bền vững Việt Nam (VSSE) kể từ năm 2017. Đây là cổng thông tin trao đổi kiến thức và phát triển hợp tác giữa các trường đại học, cộng đồng chuyên gia, kỹ sư, tổ chức tư vấn, đơn vị cung cấp giải pháp và các cơ sở sử dụng năng lượng, nhằm giải quyết những thách thức về sử dụng năng lượng bền vững và hiệu quả tại Việt Nam. |
Trần Trang
- Công bố Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ nhất (2018)
- Nước sông Mekong là tài nguyên chung
- Cần Thơ: Cần 2.441 tỉ đồng xây kè bảo vệ bờ sông, kênh rạch
- Hà Nội lên 2 phương án thí điểm mô hình chính quyền đô thị
- Kết nối thành phố thông minh - Giải pháp cho đô thị hóa ĐBSCL
- Tuần lễ Công trình Hiệu quả Năng lượng Việt Nam 2018 tại Hà Nội
- Sansiri chính thức ra mắt thị trường Bất động sản Việt Nam thông qua đối tác chiến lược Denzell
- TP.HCM và Singapore thúc đẩy hợp tác trong xây dựng đô thị thông minh
- TP.HCM: Định hướng phát triển đô thị sáng tạo
- Đề xuất phân lại vùng kinh tế để xây dựng quy hoạch vùng