Khi Thành phố Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2021 thì HĐND quận 2, 9 và Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ. Các công việc hành chính của chính quyền quận 2, quận 9, quận Thủ Đức tiếp tục duy trì hoạt động đến ngày 1/3/2021.
Ngày 24/12, Bộ Nội vụ và UBND TPHCM tổ họp (phiên thứ 2) ban soạn thảo, tổ biên tập dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM.
Đáng chú ý trong dự thảo Nghị định, TPHCM đề xuất chính thức vận hành Thành phố Thủ Đức vào ngày 1/3/2021.
Khu vực Thủ Thiêm, quận 2 sẽ thuộc Thành phố Thủ Đức. (Ảnh: Anh Quân)
Khi Thành phố Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2021 thì HĐND quận 2, 9 và Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ. Đối với hoạt động của chính quyền vẫn tiếp tục duy trì công việc và giải quyết quyền lợi của người dân các quận 2, quận 9, quận Thủ Đức đến ngày 1/3/2021.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, ngày 31/12/2020, TPHCM sẽ công bố những công việc cần làm tiếp theo khi hình thành Thành phố Thủ Đức, trong đó có việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho người dân sẽ được hỗ trợ sao cho thuận tiện nhất, tránh gây xáo trộn, phiền hà cho người dân.
Trước đó hôm 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM. Việc thành lập Thành phố Thủ Đức là cần thiết, tạo tiền đề pháp lý tổ chức mô hình chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn. Để TP.HCM có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho cả nước và có điều kiện hỗ trợ phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xứng tầm là một Thành phố lớn trong khu vực và quốc tế.
Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức, với diện tích hơn 211,5 km², dân số hơn 1,5 triệu người. Thành phố Thủ Đức sẽ có 8 trung tâm quan trọng gồm tài chính quốc tế; thể thao sức khỏe; công nghệ cao; trung tâm giáo dục; công nghệ sinh thái; khu đô thị Trường Thọ; trung tâm công nghệ sinh thái; cảng quốc tế Cát Lái.
Đây sẽ là hạt nhân dẫn đầu và thúc đẩy phát triển của thành phố và vùng Đông Nam Bộ. Dự kiến khu vực thành lập thành phố Thủ Đức sẽ đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TPHCM tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước.
Lê Anh
(TBKTSG)
- Hà Nội yêu cầu cung cấp thông tin quy hoạch cho người dân trong 15 ngày
- Đà Nẵng muốn xây khu xử lý hơn 800 tỉ đồng để giải quyết khủng hoảng rác
- Quy chế bảo vệ phố cổ Hội An sẽ được thực thi từ ngày 1/1/2021
- Ngành xây dựng cần quan tâm tới việc đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân
- TP.HCM sẽ dùng 7.500 tỷ để giải quyết vấn đề của Thủ Thiêm
- Hà Nội sẽ xây dựng thêm 9 cây cầu bắc qua sông Hồng
- Quảng Trị: Phát triển năng lượng bền vững
- Bình Thuận: Phát triển đô thị thành phố Phan Thiết tổng thể, toàn diện đến năm 2040
- Thủ tướng ra công điện "thúc" tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam
- Ashui Awards 2020 công bố các đề cử chính thức