Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị TP.HCM nhanh chóng nghiên cứu, thống nhất phương án hướng tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, để sớm hình thành tuyến huyết mạch thúc đẩy kinh tế vùng “bát giác kim cương” phía Nam...
Hiện nay, tuyến đường kết nối chính từ Bình Phước đến TP.HCM là Quốc lộ 13. Đây là tuyến đường huyết mạch đi qua nhiều địa phận của tỉnh Bình Dương, có mật độ giao thông lớn. Vì vậy, việc quy hoạch cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành là điều rất quan trọng, giúp thúc đẩy kinh tế của khu vực tại vùng “bát giác kim cương”, bao gồm TP.HCM và 7 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
8 tuyến đường cao tốc nối TP.HCM và các tỉnh.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, Bộ Giao thông vận tải đề nghị TP.HCM phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước đó tại thông báo số 20/TB-VPCP ngày 26/1/2021 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải cho biết thêm, đơn vị tư vấn đã phối hợp các bên liên quan hoàn thiện phương án hướng tuyến, quy mô, hình thức đầu tư tuyến đường. Trong đó, hướng tuyến đoạn qua TP.HCM có hai phương án.
Phương án 1, từ nút giao Gò Dưa tuyến đi dọc Tỉnh lộ 43, TP.Thủ Đức khoảng 800 m rồi rẽ phải theo đường ĐT 743B. Với phương án này, TP.HCM sẽ điều chỉnh quy hoạch khoảng 900 m dọc theo tuyến, gồm 400 m mở mới và 500 m điều chỉnh quy hoạch đường Bình Chiểu từ 30 m lên 60 m.
Phương án 2, điểm đầu giao với đường Xuyên Á tại giao lộ ngã tư Gò Dưa đi theo Tỉnh lộ 43 khoảng 2,2 km, đến hết địa phận TP.HCM rồi rẽ phải để kết nối đường ĐT 743B. Với phương án này, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương cần điều chỉnh quy hoạch trên chiều dài tuyến 2,5 km và tuyến cắt 1 phần vào Khu công nghiệp Đồng An, đặc biệt là tuyến cắt qua Trường Quân sự Quân đoàn 4.
Trên cơ sở của Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) chọn phương án 1, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND thành phố nghiên cứu, xem xét và thống nhất phương án hướng tuyến.
Còn đoạn qua tỉnh Bình Dương, đơn vị tư vấn đề xuất phương án cao tốc bắt đầu từ đoạn giáp ranh TP.HCM rồi đi trùng các đường ĐT.743B, ĐT.743A và ĐT.747B tới khu vực cầu Khánh Vân. Từ đây tuyến men theo Suối Cái và đường ĐH.409 đến Cổng Xanh, sau đó tuyến đi song song với ĐT.741 lên huyện Phú Giáo rồi đi thẳng lên phía Bắc tiếp giáp tỉnh Bình Phước.
Tuyến cao tốc TP.HCM-Thủ Dầu Một (Bình Dương)-Chơn Thành (Bình Phước) là công trình quan trọng nhằm kế nối giao thông giữa các tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương với TP.HCM, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chiều dài toàn tuyến 69 km, trong đó đoạn đi qua TP.HCM dài khoảng 2 km, tỉnh Bình Dương khoảng 60 km và tỉnh Bình Phước 7 km. Điểm đầu tuyến tại nút giao Gò Dưa, nằm trên đường Vành đai 2, TP. HCM, điểm cuối giao với Quốc lộ 14 tại Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Theo khái toán, tổng kinh phí dự án khoảng 36.000 tỷ đồng, vốn nhà nước tham gia dự kiến chiếm 47%, tương đương 17.000 tỷ đồng, nhà đầu tư bỏ vốn 19.000 tỷ đồng. |
Ánh Tuyết
(VnEconomy)
- "Ông trùm" xây dựng gặp khó nhất 3 thập kỷ vì đại dịch
- Quảng Ninh: Phê duyệt quy hoạch Khu trung tâm thương mại, khách sạn, chợ đêm Vân Đồn
- Xây dựng Lâm Đồng trở thành một khu vực kinh tế động lực của vùng Tây Nguyên
- Dự kiến trình Bộ Chính trị Đề án về phát triển kinh tế đô thị vào tháng 7 tới
- Đề xuất chính sách mới xây dựng cụm, tuyến dân cư, nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long
- Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung thành phố Cần Thơ
- TPHCM chấm dứt khai thác nước ngầm, đưa 100% nước sạch đến với người dân
- Di đời nhà máy ra ngoại thành Hà Nội: vẫn chậm tiến độ
- Huế dùng 1.500 tỉ vốn kết dư để cải thiện hạ tầng đô thị
- Hội thảo tham vấn lần 1 Xây dựng Hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị