Trong buổi làm việc với Đặc phái viên biến đổi khí hậu của nước Anh và Cố vấn chính về Ngoại giao Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), đại diện Việt Nam mong muốn các bên sẽ hợp tác trong việc chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ trong chuyển đổi năng lượng sạch, phát triển lưới điện thông minh, tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo cho Việt Nam.
(Ảnh: VGP/Minh Khôi)
Theo baochinhphu.vn, mới đây, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với Đặc phái viên biến đổi khí hậu của nước Anh và Cố vấn chính về Ngoại giao Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU).
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng chia sẻ, Việt Nam đang triển khai các cam kết trong việc giảm phát thải nhà kính, hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong đó, JETP (chương trình quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng nông bằng) là một kênh quan trọng để Việt Nam nhận được sự hỗ trợ công nghệ, tài chính từ các nước phát triển.
Việt Nam mong muốn EU, Anh sẽ hợp tác trong việc chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ về chuyển đổi năng lượng sạch, phát triển lưới điện thông minh, tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo cũng như phát triển lưới điện thông minh, đảm bảo độ cân bằng và ổn định hệ thống năng lượng. Đây là tiền đề cho việc hướng đến hình thành trục truyền tải năng lượng tái tạo trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương; sản xuất nhiên liệu xanh như hydro xanh, amoniac xanh.
Theo TTXVN, Việt Nam cũng nhất trí với ý kiến thành lập Ban thư ký JETP và đề nghị EU, Anh hỗ trợ Việt Nam trong quá trình lựa chọn dự án năng lượng tái tạo, năng lượng xanh.
Xét về lâu dài, chuyển đổi xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích như có nguồn tài nguyên, năng lượng mới; giảm phát thải khí nhà kính và chi phí đầu tư do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một số khó khăn mà các nước đang phát triển phải vượt qua như cần có phương án giải quyết về cơ chế hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị.
Còn về phía EU và nước Anh, đại diện hai bên cho biết, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về chuyên môn kỹ thuật, công nghệ trong chuyển đổi năng lượng; tiếp tục hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới và có sự cam kết về nguồn lực cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh để đạt hiệu quả trong quá trình chuyển đổi năng lượng này.
T.Đ
(KTSG Online)
- Hướng tới các công trình xây dựng bền vững trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam
- Phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc của các bộ, ngành
- Tham quan di tích kiến trúc tại trụ sở UBND TPHCM
- Xây dựng lộ trình lập quy hoạch đường sắt giai đoạn đến năm 2030
- Việt Nam cần quyết liệt để đạt mốc 300 tỷ USD về kinh tế xanh vào 2050
- Điều chỉnh Kế hoạch tổ chức lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030
- Hà Nội: Hạn chế phát triển nhà chung cư khu vực nội đô lịch sử
- Quy hoạch tỉnh Quảng Bình: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
- Bình Dương chính thức có thêm 1 thành phố (Tân Uyên)
- Cửa Lò (Nghệ An): Lấy ý kiến về đồ án Quy hoạch khu lâm viên phía Đông đường Bình Minh