Bộ Giao thông Vận tải đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam tiếp nhận, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao cũng như phát triển ngành công nghiệp đường sắt.
Trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Việt Nam, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) và Bộ Giao thông Vận tải đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực giao thông trong từng lĩnh vực như đường sắt, đường bộ, hàng không, hàng hải. Trước mắt phía MOLIT đề nghị có thể ký MOU trong lĩnh vực đường sắt, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao, theo Baochinhphu.vn.
Tàu cao tốc KTX của Hàn Quốc. (Ảnh: visitkorea)
Trong lĩnh vực đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Hàn Quốc chia sẻ những kinh nghiệm về đầu tư phát triển, khai thác hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao và hỗ trợ Việt Nam về tiếp nhận, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao cũng như phát triển ngành công nghiệp đường sắt.
Phía Việt Nam cũng mong muốn Hàn Quốc quan tâm hợp tác đầu tư đối với những dự án lớn của ngành hàng không, hàng hải như dự án xây dựng sân bay Long Thành, dự án xây dựng các cảng biển của Việt Nam.
Chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập Quỹ thúc đẩy phát triển kinh tế (EDPF) nhằm phát triển các dự án cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển. Đây được đánh giá là một nguồn huy động vốn ODA thế hệ mới với mức ưu đãi cao, linh hoạt về điều kiện vay và không ràng buộc điều kiện trong quá trình đấu thầu.
Trên cơ sở biên bản hợp tác đã ký kết giữa hai Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phía Hàn Quốc xem xét, tài trợ nguồn vốn EDPF nhằm triển khai một số dự án cơ sở hạ tầng quan trọng trong thời gian tới như dự án xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành; dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ 12A, 12C, 15D và 49 kết nối với Lào.
Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia vào các dự án giao thông thông minh tại các đường cao tốc của Việt Nam, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xe điện và các hạ tầng liên quan để Việt Nam đạt mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050.
Nguyên Tân
(KTSG Online)
- Định hướng phát triển thành phố Hạ Long trở thành đô thị đa cực
- Bình Dương: Kiến nghị ban hành cơ chế riêng về thủ tục phát triển nhà ở xã hội
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Ninh Bình sắp có thành phố Hoa Lư
- Khẩn trương rà soát, sửa đổi chính sách về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
- Thủ tướng: Bộ Xây dựng tăng cường kiểm soát giá VLXD theo đúng thẩm quyền, quy định
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Hà Nội có 144 cây cầu cần sửa chữa, thay thế
- Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về số lượng nhà ở xã hội
- Lào Cai: Thông qua Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa