Ngày 3/6, Đại sứ quán Cộng hòa Italy tại Hà Nội phối hợp với Hội Kiến trúc sư thành phố Genova (Italy) đã tổ chức giới thiệu kinh nghiệm của thành phố Gennova trong việc bảo tồn trung tâm lịch sử và việc thành phố Genova được công nhận là Di sản thế giới.
Đại sứ Cộng hòa Italy tại Việt Nam, ngài Lorenzo Angeloni, nhấn mạnh đây là một trong những hoạt động chào mừng ngày Quốc khánh Italy (2/6/1946 - 2/6/2011).
Kiến trúc là một trong những vấn đề mà Đại sứ quán Italy rất quan tâm triển khai ở Việt Nam. Hội kiến trúc sư thành phố Genova và Hội kiến trúc sư thành phố Hà Nội đã có quan hệ mật thiết, hai bên đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiến trúc. Do đó, sự có mặt của hai kiến trúc sư thuộc Hội Kiến trúc sư thành phố Genova lần này chính là sự tiếp nối của mối quan hệ thân thiết đó.
TP Genova - theo Video clip "Genoa - between the Past and the Future" (nguồn: ĐSQ Ý tại VN / Ashui.com)
Trình bày về kinh nghiệm phục chế khu phố cổ Genova, kiến trúc sư Mirco Grassi, Trưởng ban Quy hoạch thành phố Genova cho biết thành phố Genova có khoảng 600.000 dân với diện tích 30km2, trong đó có 3km2 là phố cổ; được xây dựng từ thế kỷ 11, có nhiều đường bao quanh, các đường hẹp, có một đường chạy thẳng ra biển và các cảng biển.
Đến thế kỷ 13-14, thành phố được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển của cảng biển. Đến năm 1900 do nhu cầu chỗ ở của người dân tăng cao, thành phố được xây dựng thêm 200 tòa nhà cao tầng. Những tòa nhà này được đưa vào danh mục là nơi đón tiếp các vị khách quan trọng khi đến thành phố.
Hiện nay, trong số 200 tòa nhà cao tầng, có 80 tòa nhà đã được chọn ra để phục chế, bảo tồn và đã được UNESCO công nhận. Các tòa nhà được khôi phục có màu sơn vẫn giữ được màu nguyên bản, các chất liệu được đưa vào sử dụng đúng với các chất liệu cũ và sử dụng thêm một số nguyên liệu mới như gỗ, bê tông, cát, nước. Sau khi phục chế xong, một số tòa nhà có người dân trở về sinh sống. Một số tòa nhà đã trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động triển lãm nghệ thuật. Điều đặc biệt là trung tâm phố cổ đã thu hút rất nhiều khách du lịch.
- Ảnh bên : Một góc căn nhà cổ 87 Mã Mây. (nguồn: Ashui.com)
Chia sẻ về kinh nghiệm khôi phục khu phố cổ ở Hà Nội, kiến trúc sư Giuliano Peirano, Đại diện Bộ Văn hóa và Phúc lợi Italy tại Genova cho rằng sự khôi phục, bảo tồn các công trình cổ chính là mốc đánh dấu giữa lịch sử và tương lai. Hơn nữa thành phố Genova và thành phố Hà Nội là hai thành phố có nhiều nét tương đồng. Do đó, các kiến trúc sư Italy sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ Hà Nội khôi phục công trình cổ.
Kiến trúc sư Giuliano Peirano khuyến cáo trước hết, thành phố Hà Nội phải nhận diện công trình nào là di sản, trong tổng thể các công trình thuộc khu phố cổ, từ đó tập trung vào triển khai khôi phục. Trong quá trình thực hiện, Hà Nội cần chú ý đến giải pháp, công nghệ để bảo tồn. Các công nghệ phục chế phải tôn trọng nét cổ. Các nhà quản lý phải chú ý đến cuộc sống của người dân khi tiến hành phục chế và p hục chế làm sao để sau khi hoàn thành, người dân vẫn được tiếp tục sinh sống thuận tiện.
Vì vậy, khi tiến hành khôi phục phố cổ ở Hà Nội, cần làm từng phần một và bắt đầu từ những công trình nhỏ để không làm xáo trộn nhiều ở khu vực này; đồng thời chỉ nên có một cơ quan quản lý thực hiện việc khôi phục phố cổ./.
Nguyễn Hồng Điệp
- Đẩy nhanh tiến độ di dời trường đại học, cao đẳng
- Đầu tư xây dựng một số cảng biển nước sâu
- Công bố điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế Dung Quất
- Quảng Ngãi thu hồi 74,5 ha đất xây đường cao tốc
- Nghị quyết 21 thúc đẩy phát triển KT-XH đồng bằng sông Cửu Long
- Xung quanh Hồ Gươm sẽ thành tuyến phố đi bộ
- Đẩy nhanh dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi
- Kết quả cuộc thi ý tưởng thiết kế sắc màu 2011 - Appreciation (Sự trân trọng)
- Quản lý chặt đất công cộng ở khu đô thị mới
- Đón dự án “khủng” về hạ tầng giao thông