Tuyến đường sắt Yên Viên-Ngọc Hồi có chiều dài 28,6km do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư.
Trên tuyến có các tổ hợp chính là khu tổ hợp ga Ngọc Hồi, cầu vượt sông Hồng và công trình kiến trúc tại các ga trên tuyến.
Dự kiến giai đoạn 1, đoạn Giáp Bát-Gia Lâm dài gần 15,4km sẽ được thực hiện vào cuối năm 2013 và hoàn thành vào năm 2017.
Tại buổi làm việc, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ dự án, thành phố cần sớm phê duyệt hồ sơ chỉ giới đường đỏ, quy hoạch tổng mặt bằng khu tổ hợp ga Ngọc Hồi, phê duyệt hồ sơ phương án kiến trúc và tổng thể cầu vượt đường sắt sông Hồng…
Ngoài ra, một phần việc rất quan trọng là phê duyệt hồ sơ hướng tuyến, vị trí các ga đoạn Giáp Bát-Gia Lâm để cắm mốc thực hiện giải phóng mặt bằng.
Sau khi nghe ý kiến của đại diện các sở, ngành, cơ quan hai bên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Văn Khôi yêu cầu các đơn vị liên quan cần sớm phê duyệt hồ sơ, chỉ giới theo từng đoạn để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Riêng vị trí các ga, ông Nguyễn Văn Khôi yêu cầu xem xét giải quyết theo hướng hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, cơ quan, đơn vị dự án đi qua, đặc biệt là ga Gia Lâm.
Đến 30/6, Sở Quy hoạch và Kiến trúc phê duyệt thỏa thuận kiến trúc công trình giai đoạn 1. Tháng 9/2011, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo thành phố và Bộ Giao thông Vân tải sơ bộ tiến độ triển khai giai đoạn 2./.
Uông Lam
Tin mới hơn:
- Công bố điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế Dung Quất
- Quảng Ngãi thu hồi 74,5 ha đất xây đường cao tốc
- Nghị quyết 21 thúc đẩy phát triển KT-XH đồng bằng sông Cửu Long
- Kiến trúc sư Italy sẽ giúp Hà Nội bảo tồn phố cổ
- Xung quanh Hồ Gươm sẽ thành tuyến phố đi bộ
Tin cũ hơn:
- Kết quả cuộc thi ý tưởng thiết kế sắc màu 2011 - Appreciation (Sự trân trọng)
- Quản lý chặt đất công cộng ở khu đô thị mới
- Đón dự án “khủng” về hạ tầng giao thông
- UNESCO vinh danh Bia Tiến sĩ thời hậu Lê và nhà Mạc
- Nhật Bản viện trợ 2,2 triệu USD để quản lý đường cao tốc tại Việt Nam