Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Thông điệp
  • The file is not available on the server
Home Tin tức Việt Nam Đồ án quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025: Đã được chỉnh sửa

Đồ án quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025: Đã được chỉnh sửa

Viết email In
Sở Quy hoạch Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM vừa cho biết: Đồ án Quy hoạch chung TP.HCM vừa được hoàn thiện và đã chuyển tới Bộ Xây dựng để chờ thẩm định. Như vậy, gần 2 năm sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 24/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025, đồ án này đã được chỉnh sửa hoàn thiện và cập nhật thông tin mới nhằm phù hợp với thực tế của TP.


(Ảnh: Lê Hồng Thái /SGTT)

Giải thích cho việc kéo dài thời gian công bố và triển lãm đồ án quy hoạch, lãnh đạo Sở QH-KT giải thích: “Trước khi có Quyết định số 24/QĐ-TTg thì Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 101/QĐ-TTg về Phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Với quyết định này, có rất nhiều dự án phải lựa chọn hướng tuyến cùng thời điểm TP.HCM làm quy hoạch chung. Như vậy, Sở QH-KT phải chờ kết quả tư vấn của các cơ quan giao thông trong thời gian khá dài. Sau khi có Quyết định 24 QĐ-TTg, Sở QH-KT phải cập nhật những thông tin mới của một số dự án được triển khai trong thời điểm làm quy hoạch như dự án đường sắt đô thị, các tuyến đường vành đai 1, 2 và dự án 930ha cho khu trung tâm đô thị. Tất cả những việc làm này nhằm thực hiện Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, công tác cập nhập thông tin mới vào đồ án quy hoạch đã xong và chúng tôi đã gửi lên Bộ Xây dựng để thẩm định. UBND cũng đã duyệt kinh phí cho cuộc triển lãm quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng triển lãm những đồ án quy hoạch của một số khu vực khác của TP.HCM như đô thị Nam Sài Gòn, KĐT Thủ Thiêm…”.

Như vậy, theo quyết định điều chỉnh thì đến năm 2025, dân số TP.HCM đạt khoảng 10 triệu người (trong đó các quận nội thành là 7,4 triệu người), diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 100 nghìn ha. TP.HCM sẽ có 4 KĐTM gồm: KĐT Thủ Thiêm (Q.2) khoảng 737ha, KĐT cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) khoảng 3.900ha, KĐT Tây Bắc (huyện Hóc Môn và Củ Chi) quy mô khoảng 6 nghìn ha và Khu công nghệ cao tại Q.9 khoảng 872ha. Các hướng phát triển phải bảo tồn nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ và các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh, Củ Chi.

Vùng phát triển TP sẽ gồm 13 quận nội thành hiện hữu và 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các đô thị phát triển. Tổng diện tích khu này khoảng 49.400ha. Tại 6 quận mới sẽ đầu tư xây dựng các đô thị có quy mô hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị, xây dựng các bãi đỗ xe ngầm hiện đại. Q.Thủ Đức và Q.9 sẽ hình thành KĐT khoa học - công nghệ có diện tích khoảng 800ha. Các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Bình Chánh sẽ phát triển thành vùng công nghiệp. Ngoài việc cải tạo, nâng các tuyến giao thông đường bộ đối ngoại, TP.HCM sẽ cải tạo một số tuyến đường sắt và xây dựng đoạn đường sắt trên cao, xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng từ đường sắt quốc gia tới cảng Cát Lái và Hiệp Phước, tiến hành nạo vét để bảo đảm lưu thông cho 2 luồng sông Lòng Tàu và Soài Rạp ra biển...

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ là điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới. Các bến bãi hiện có sẽ được cải tạo và xây thêm, đặc biệt là các bãi đỗ xe cao tầng để hình thành mạng lưới giao thông tĩnh tại khu vực nội thị. Bên cạnh đó, 19 cầu đường bộ vượt qua các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu, Thị Vải, trong đó có cầu nối từ Bình Quới - Thanh Đa (Bình Thạnh) sang Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức) sẽ được xây dựng. Ba tuyến đường sắt đô thị như xe điện chạy trên mặt đất, đường sắt một ray tự động trên cao, phát triển hệ thống các nhà ga đường sắt đô thị, đặc biệt là các ga ngầm đáp ứng vận tải hàng hóa và hành khách... nhằm giảm thiểu sự quá tải cho hệ thống giao thông hiện nay của TP.

“Đến nay, công tác cập nhập thông tin mới vào đồ án quy hoạch đã xong và chúng tôi đã gửi lên Bộ Xây dựng để thẩm định” - Lãnh đạo Sở QH-KT TP.HCM cho biết. 
Theo đồ án, phải khoanh vùng đất bảo vệ khu vực dọc các sông Đồng Nai, Sài Gòn bằng cách phát triển thảm thực vật dọc các sông này nhằm đảm bảo nguồn nước mặt. Nghiêm cấm xây dựng các nhà máy công nghiệp thải chất độc hại như dệt, nhuộm, giấy, thuộc da, ngành sản xuất xe gắn máy, ôtô... trong vùng nước ngọt của hai con sông trên. Đồng thời đánh giá trữ lượng nguồn nước ngầm để quy hoạch, khai thác sử dụng một cách hợp lý...

Mai Thanh

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo