Ashui.com

Wednesday
Jul 17th
Home Tương tác
Phản biện

Đi tìm lời giải cho mối quan hệ nước ngầm và sụt lún đất ở ĐBSCL

Đi tìm lời giải cho mối quan hệ nước ngầm và sụt lún đất ở ĐBSCL

Sụt lún đất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xảy ra ngày càng nghiêm trọng và một trong những nguyên nhân được xác định là do khai thác nước ngầm quá mức.

Báo cáo tại hội thảo “Quản trị tình trạng sụt lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra ở TP Cần Thơ ngày 22/3, đã chỉ ra rằng, sụt lún đất xuất phát từ tác nhân của tự nhiên và tác nhân của con người.

Đô thị Cần Thơ chịu tác động của tình trạng sụt lún. (Ảnh: Thanh Liêm)

Theo đó, tác nhân của tự nhiên như: sự nén (hoặc cố kết) lớp phù sa mềm rời rạc theo thời gian và gia tải tự nhiên; hoặc các quá trình khác của tự nhiên gây ra sụt lún là quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong đất…

Còn tác nhân do con người, thì bắt nguồn từ các hoạt động của con người làm thay đổi hoàn cảnh tự nhiên ở vùng ĐBSCL ở trên và dưới bề mặt. Chẳng hạn, như làm tăng trọng lượng lên bề mặt do việc xây dựng các toà nhà hoặc cơ sở hạ tầng hay hạ thấp nước ngầm do hoạt động khai thác nước ngầm…

Ông Hà Quang Khải, Viện Quản lý nước và Biến đổi khí hậu thuộc trường Đại học Bách khoa TPHCM cho biết, các số liệu báo cáo cho thấy, khai thác nước ngầm ở ĐBSCL đạt mức 2 triệu m3/ngày đêm. “Nhưng, có những mũi khoan của các hộ dân chưa được tính nên thực tế khối lượng nước ngầm khai thác ở ĐBSCL còn cao hơn”, ông cho biết.

Theo ông Khải, việc gia tăng khai thác làm mực nước ngầm hạ thấp rất nhanh. “Tốc độ hạ thấp nước ngầm trung bình từ 2001-2010 lên 2,85 mét”, ông nói và cho rằng, việc khai thác nước ngầm càng nhiều, tốc độ hạ thấp sẽ rất lớn.

Ông Khải cho rằng, khai thác nước ngầm sẽ dẫn đến sụt lún đất. “Kết quả quan sát dựa vào ảnh vệ tinh cho toàn vùng ĐBSCL, thì sụt lún giai đoạn từ 2014 đến 2019 lên đến 5 cm/năm”, ông cho biết và dẫn chứng thêm rằng, ở TP Cần Thơ, kết quả quan trắc từ 2014 đến 2019 cũng như nghiên cứu của Đại học Cần Thơ cho thấy, có một sự tương quan nhất định của việc hạ thấp nguồn nước ngầm và sụt lún mặt đất.

Theo ông Khải, nếu TP Cần Thơ gia tăng khai thác nước ngầm mỗi năm 2%, thì đến năm 2100, gần như toàn bộ địa hình sẽ âm 0,5 mét so với mực nước biển. “Nếu chúng ta giảm khai thác nước ngầm 50%, thì diện tích bị ngập sẽ nhỏ hơn rất nhiều”, ông cho biết.

Sử dụng nước ngầm kinh tế hơn nước mặt

Khai thác nước ngầm là một trong những nguyên nhân gia tăng tình trạng sụt lún đất ở ĐBSCL. Vậy, câu hỏi được đặt ra, đó là vì sao lại gia tăng khai thác nước ngầm, mà không phải là nước mặt?

Ông Đặng Văn Thanh, Phó trưởng phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Cần Thơ nêu thực trạng, số lượng doanh nghiệp trong khu công nghiệp sử dụng nguồn nước ngầm là rất nhiều. Bởi, về chi phí tính toán chênh lệch giữa nước ngầm và nước mặt là rất cao (nước mặt cao hơn nước ngầm- PV) nên họ ưu tiên sử dụng nguồn nước ngầm họ khai thác.

Mặt khác, theo ông Thanh, đa số các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là doanh nghiệp thủy sản, nên trong trường hợp sử dụng nguồn nước mặt sẽ phát sinh vấn đề là nguồn nước không đạt chất lượng. “Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải đầu tư hệ thống xử lý nước lại để cung cấp cho việc sử dụng, làm chi phí tăng cao”, ông giải thích.

Ông Lê Văn Phát, Chuyên viên phòng Quản lý tài nguyên nước của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ cho biết, đối với khai thác nước mặt hay nước ngầm đều phải đóng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước dựa theo sản lượng khai thác.

Tuy nhiên, theo ông Phát, hiện nay đã có một bộ phận doanh nghiệp chuyển sang sử dụng nước mặt từ sông Hậu được cung cấp bởi các đơn vị cấp nước. “Hồi xưa, thì doanh nghiệp xin phép và tự khai thác nước ngầm để phục vụ cho sản xuất, nhưng sau khi UBND TP Cần Thơ có chủ trương hạn chế khai thác nước ngầm, thì mình đang thực hiện lộ trình giảm 50%”, ông cho biết và giải thích, nếu ngưng ngang là không được vì ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp. “Còn bây giờ là không cấp phép mới luôn (không cấp mới khai thác nước ngầm- PV)”, ông nói.

Từ ý kiến các bên liên quan, Chuyên gia độc lập Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, chính chi phí sử dụng nước mặt cao hơn so với nước ngầm đã phần nào phản ánh tình trạng khai thác nhiều nước ngầm dẫn đến sụt lún. "Tuy nhiên, nếu tính luôn chi phí lún Đồng bằng (do khai thác nước ngầm- PV), tính đúng tính đủ thì đáng bao nhiêu tiền?”, ông nêu câu hỏi.

Liên kết vùng trong quản lý khai thác nước ngầm

Thảo luận tại hội thảo, một vị đại diện của Văn phòng UBND TP Cần Thơ cho rằng, số liệu về khai thác nước ngầm là chưa đầy đủ. “Phải có số liệu đầy đủ và dựa trên đó (số liệu), thì mới biết mức độ có thể khai thác của mỗi địa phương như thế nào và cần dự trữ bao nhiêu?”, bà nêu câu hỏi và cho rằng, ở Cần Thơ nước ngầm có liên quan các tỉnh thế nào?; khai thác ở Cần Thơ tác động ra sau đến các tỉnh?. "Số liệu này mình chưa có nên cũng chưa biết để tính”, bà nói.

Từ đó, vị đại diện của Văn phòng UBND TP Cần Thơ cho rằng, các địa phương cần liên kết,  phải có thông tin rõ ràng và làm sao giá nước ngầm không chênh lệch so với nước mặt.

Chuyên gia độc lập Nguyễn Hữu Thiện đặt ra vấn đề nên chăng cần có liên kết vùng trong vấn đề nước đối với ĐBSCL?

Trả lời câu hỏi này, ông Tô Quang Toản, Phó trưởng phòng Phòng Đào tạo và Hợp tác Quốc tế thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho rằng, cần thiết đưa vào quy hoạch tích hợp. “Quy hoạch khai thác nước ngầm phải là phải quy hoạch vùng ĐBSCL”, ông nói.

Theo ông Toản, không thể để các tỉnh tự đưa ra định mức khai thác bao nhiêu cũng được. “Chẳng hạn, Cần Thơ có nước mặt khá dồi dào, thì hạn chế khai nước ngầm để phục vụ cho các tỉnh ven biển”, ông dẫn chứng và cho rằng, có thể Cần Thơ nên tiến dần tới cấm khai thác nước ngầm để ưu tiên nguồn cho các tỉnh ven - nơi không có điều kiện khai thác nước mặt.

Trung Chánh

(TBKTSG)

 
Góc nhìn

Mô hình đô thị Thừa Thiên-Huế: Phát triển tiếp nối, hài hòa, cân bằng

Mô hình đô thị Thừa Thiên-Huế: Phát triển tiếp nối, hài hòa, cân bằngTrên cơ sở đặc thù về lịch sử, văn hóa di sản, mô hình thành phố trực thuộc Trung ương Thừa Thiên-Huế đang được...
Điểm đến

Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng ở Huế

Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng ở HuếKhông gian Lưu niệm Lê Bá Đảng (Lebadang Memory Space) nằm trên ngọn đồi ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên...
Phản biện

Đưa 5 huyện lên quận sẽ tạo động lực phát triển cho TP.HCM

Đưa 5 huyện lên quận sẽ tạo động lực phát triển cho TP.HCMChuyên gia cho rằng việc nâng cấp 5 huyện lên quận không chỉ thu hút thêm người dân mà còn tạo động lực cho nhà đầu...
Góc nhìn

4 khu đô thị ở TP.HCM được ấp ủ hàng chục năm

4 khu đô thị ở TP.HCM được ấp ủ hàng chục năm4 khu đô thị được TP.HCM đưa vào khu vực phát triển mới trong quy hoạch chung đến năm 2040 thực chất là 4 dự án đã ...
Điểm đến

Ba tháp Chăm nổi tiếng ở Bình Định

Ba tháp Chăm nổi tiếng ở Bình ĐịnhTháp Chăm Bình Định nằm trong nhóm đỉnh cao kiến trúc Chăm Pa, với những công trình nổi bật như Tháp Bánh Ít, Tháp Đô...
Đối thoại

Điện mặt trời của Việt Nam: Một bước tiến ngoạn mục

Điện mặt trời của Việt Nam: Một bước tiến ngoạn mụcSự phát triển điện mặt trời của Việt Nam từ con số 0 lên 10 GW chỉ trong chưa đầy ba năm vừa qua là một bước tiế...
Nhìn ra thế giới

Vùng cấm ở Nhật 10 năm sau thảm họa

Vùng cấm ở Nhật 10 năm sau thảm họa10 năm sau chuỗi thảm họa động đất, sóng thần và rò rỉ hạt nhân, một số khu vực ở Nhật Bản đến nay vẫn còn l...
Phản biện

Hà Nội: Chuyên gia hiến kế cho quy hoạch hai bờ sông Hồng

Hà Nội: Chuyên gia hiến kế cho quy hoạch hai bờ sông HồngCác chuyên gia cho rằng quy hoạch hai bờ sông Hồng cần tìm ra điểm phù hợp văn hóa Việt, nhất định không phải nơi cho...
Phản biện

Sớm ban hành quy hoạch phân khu sẽ tháo điểm nghẽn, tạo động lực phát triển Thủ đô

Sớm ban hành quy hoạch phân khu sẽ tháo điểm nghẽn, tạo động lực phát triển Thủ đôTheo các chuyên gia nhận định, thành phố Hà Nội đã và đang quyết liệt chỉ đạo trong việc ban hành 6 quy hoạch phân khu...
Phản biện

Chuyên gia góp ý điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chuyên gia góp ý điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045Thông tin về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, ông Phùng Phú Phong - Phó giám đ...
Trang 73 trong tổng số 451
Bảng quảng cáo