By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Ngân hàng khó “tiếp vốn” cho dự án tăng trưởng xanh

Ashui.com 12/10/2022
10 phút đọc
SHARE

Thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn hạn là một trong những rào cản ngăn các doanh nghiệp, dự án năng lượng tái tạo, công trình xanh tiếp cận nguồn vốn này.

Tại hội thảo “Hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0: Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp” sáng 11/10, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 2 trong các quốc gia có sự tiến bộ đáng kể trong tiến trình phát triển bền vững tại Báo cáo Đánh giá tiến bộ quốc gia giai đoạn 2020-2021 của Mạng lưới tài chính và ngân hàng bền vững (SBFN).


Việt Nam vẫn đối mặt với không ít thách thức trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
(Ảnh minh hoạ: H. Thắng)

Theo đó, dư nợ cấp tín dụng xanh có tăng trưởng bình quân đạt hơn 25% một năm giai đoạn 2017-2021. Dư nợ cấp tín dụng với các dự án xanh đạt hơn 474.000 tỉ đồng, bằng 4,1% tổng dư nợ toàn nền kinh tế và tăng 7,08% so với năm 2021. Số tính dụng được cấp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch với tỷ trọng 47%, nông nghiệp xanh với 32%.

Cũng theo bà Tùng, các tổ chức tín dụng (TCTD) có sự chuyển biến rõ rệt trong định hướng hoạt động tín dụng xanh khi chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế để phát triển và triển khai cho vay chương trình tín dụng xanh. Điển hình là Dự án chuyển hóa cacbon thấp sang lĩnh vực tiết kiệm năng lượng được các ngân hàng như:BIDV, ANZ triển khai với nguồn vốn do Chính phủ Đan Mạch tài trợ theo Chương trình hỗ trợ đầu tư xanh (GIF).

Ngoài ra, sản phẩm cho vay dự án phát triển năng lượng tái tạo cũng được triển khai tại các ngân hàng, gồm: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, SHB, HDBank từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới.

Bên cạnh đó, còn có sản phẩm cho vay công trình xanh từ nguồn vốn của IFC tại VPBank, sản phẩm cho vay lại để triển khai các dự án năng lượng tái tạo từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) thông qua Vietcombank.

Bên cạnh những kết quả tích cực, tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng xanh vẫn đối mặt với không ít khó khăn.

Bà Tùng cho biết Việt Nam chưa có quy định chung về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm căn cứ để các tổ chức tín dụng xác định cấp tín dụng xanh cho giai đoạn tới. Ngoài ra, việc cấp tín dụng xanh đòi hỏi yếu tố kỹ thuật về môi trường chuyên sâu, nên khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng.

Bên cạnh đó là khó khăn trong việc giám sát và quản lý rủi ro khi cấp tín dụng do thiếu quy định tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường.

Thậm chí, hạn chế trong ý thức bảo vệ môi trường của người dân, doanh nghiệp dẫn đến bị xử phạt vi phạm pháp luật về môi trường cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, tiềm ẩn rủi ro thu hồi nợ của các TCTD.

Với ngành ngân hàng, bà Tùng cho rằng đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, công trình xanh thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn cho vay của các TCTD thường là vốn huy động ngắn hạn. Điều này gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc cân đối vốn và đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định.

Để khắc phục khó khăn, bà Tùng đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có hướng dẫn về Danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Ngoài ra, xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các ngành xanh từ thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh.

“Cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh”, bà Tùng khuyến nghị.

Về phía các ngân hàng và doanh nghiệp, đại diện NHNN cho rằng cần tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức tín dụng trong nước tham gia hoạt động hợp tác quốc tế tài trợ vốn cho các dự án xanh; đổi mới khoa học, công nghệ theo hướng giảm phát thải, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.

“Các doanh nghiệp cần chủ động, vận động, thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh để nắm bắt được cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng xanh”, bà Tùng kiến nghị.

Để mở rộng không gian gọi vốn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc FiinRatings, đã giới thiệu về Tiêu chuẩn Trái phiếu Khí hậu của Climate Bonds Initiative (CBI). Đây là chứng nhận duy nhất được sử dụng rộng rãi trên 30 quốc gia trên thế giới.

“Dấu Chứng nhận Trái phiếu Khí hậu “Certification Mark” được sử dụng để chỉ định trái phiếu xanh, các khoản cho vay xanh, và công cụ nợ xanh đã được chứng nhận. Trên toàn cầu, các trái phiếu được Chứng nhận đã đạt tới 210 tỉ đô la Mỹ tính đến ngày 31/12/2021”, ông Thuân cho biết.

Các tổ chức phát hành trái phiếu khí hậu của CBI đem lại rất nhiều lợi ích, như tối ưu chi phí vốn, đa dạng hóa cơ sở đầu tư, dán nhãn trái phiếu xanh. Đồng thời, giúp nâng cao danh tiếng cho doanh nghiệp, bởi chứng nhận cho phép tổ chức phát hành liên kết doanh nghiệp của mình với các sáng kiến để thúc đẩy các hoạt động tài chính bền vững trong nền kinh tế carbon thấp – lĩnh vực thu hút được nhiều sự chú ý bởi cách tiếp cận sáng tạo hướng tới tính bền vững.

“Trái phiếu bền vững nói chung và trái phiếu xanh là xu hướng lớn của thị trường vốn trên thế giới. Chính phủ đã có cam kết phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 và Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để huy động vốn cho phát triển kinh tế và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế”, ông Thuân kiến nghị.

Để huy động vốn trái phiếu xanh quốc tế, ông Thuân cho biết, hiện có nhiều chương trình với tiêu chí và chuẩn mực riêng. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm kiếm chương trình phù hợp và xác nhận trái phiếu xanh.

Vân Phong

(KTSG Online)

Có thể bạn cũng quan tâm

Chính sách ưu đãi phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch

Đầu tư năng lượng sạch trên toàn cầu lần đầu tiên vượt 2.000 tỉ đô la

Câu chuyện đặc biệt về phát triển năng lượng sạch của Băng Đảo Iceland

Nhà đầu tư rút vốn khỏi quỹ năng lượng sạch vì lo ngại bất ổn chính sách

TỪ KHÓA:năng lượng sạchnăng lượng tái tạoNetZeroVN
Bài trước 9 ngôi làng, thị trấn thú vị nhất châu Á
Bài tiếp Tham vọng của du lịch Singapore chỉ với một sân bay Changi
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trường

Phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần chuẩn bị gì?

Ashui.com 20/01/2025
Sự kiện

Consfest 2024 / Seminar: “Chuyển đổi xanh trong ngành xuất khẩu gỗ và nội thất”

Ashui.com 10/01/2025
Xu hướng

AI xanh sẽ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, định hình lại hệ thống năng lượng

Ashui.com 17/12/2024
Tin thế giới

Bỉ xây dựng hòn đảo nhân tạo đầu tiên trên thế giới để khai thác năng lượng gió

Ashui.com 02/11/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?