By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Thị trường

Ngành kính nổi kiện bán phá giá: Tự vệ chính đáng

Ashui.com 01/09/2009
9 phút đọc
SHARE

Mới đây, Bộ Công Thương đã quyết định cho phép tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm kính nổi nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam. Quyết định này xuất phát từ việc Cty Kính nổi VIGLACERA (ViFG) và Liên doanh Kính nổi Việt Nam (VFG) đệ đơn yêu cầu điều tra chống phá giá – một biện pháp tự vệ để bảo hộ sản xuất trong nước mà WTO cho phép.

Sự kiện này có một ý nghĩa đặc biệt, bởi đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, kể từ khi nước ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO, một “vũ khí đấu tranh” đã được vận dụng linh hoạt và sắc sảo, nó cho thấy DN kính nổi rất hiểu luật và “chơi” đúng luật với mục đích tự vệ chính đáng. Nếu mục tiêu thành công thì rất nhiều ngành sản xuất nội địa khác đang bị chèn ép bởi làn sóng hàng nhập khẩu có thể vận dụng kinh nghiệm để tìm đường thoát hiểm trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái.

Hàng nội bị đẩy đến “đường cùng”

Quả thật, liên tục trong thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất kính xây dựng đã phải dừng lò. Các dây chuyền sản xuất kính nổi  hầu hết đều hoạt động cầm chừng. Theo thống kê của Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam (Vieglass), lượng hàng tồn kho của các nhà máy kính tương đương với 42% sản lượng sản xuất của năm 2008. Không chỉ thiệt hại rất nặng nề cho DN toàn ngành mà còn đối diện với nguy cơ bị triệt tiêu.

Các biện pháp bình ổn ngành kính đã được thực hiện tương đối triệt để. Tuy nhiên khó khăn vẫn không chấm dứt, điều đó cho thấy dứt khoát phía sau tình trạng bất ổn của ngành kính có rất nhiều điều bất bình thường, để khống chế được nó nhất định phải có sự can thiệp, điều tiết bằng các biện pháp mạnh hơn. Số liệu khảo sát liên tục trong thời gian qua cho thấy, lượng kính nhập khẩu có dấu hiệu tăng đột biến, cụ thể: Nếu như cả năm 2007 cả nước nhập khẩu 4 triệu m2 thì năm 2008 lên đến 12 triệu m2 kính các loại. Những tháng đầu năm 2009, lượng kính xây dựng nhập khẩu cũng tăng rất mạnh, có thời điểm cách nhau hai tháng mà lượng nhập khẩu gần như tăng gấp đôi! Không chỉ nhập khẩu ồ ạt mà còn có nhiều biện pháp gian lận thương mại đã được thực thi, trong đó tiêu biểu là việc khai không đúng chủng loại để gian lận thuế. Tỷ lệ hàng nhập khẩu tăng đột biến khiến thị phần kính nhập khẩu vốn chỉ chiếm giữ từ hơn 2% (năm 2007) tăng thành 19,26%, giá bán chênh lệch giữa kính nhập khẩu và kính nội địa từ 12 – 14%. Tình trạng này khiến hai “đại gia ngành kính nội” không chịu nổi “nhiệt” vì phải liên tục hạ giá bán tới mức tối đa. Cần nhớ rằng đây là hai DN kính lớn nhất của Việt Nam, từng góp sức trong việc tham gia bình ổn thị trường nội địa nên không thể nói họ dễ dàng bị hạ đo ván trên sân nhà như vậy nếu cuộc cạnh tranh trên thị trường kính thực sự bình đẳng. Việc họ buộc phải kiện để tự vệ là chính đáng và có cơ sở. 

Khả năng thắng là có cơ sở

Theo kiến nghị của 2 DN ở phía nguyên đơn, Bộ Công Thương nên áp dụng mức thuế tuyệt đối 0,6 USD/m2 đối với kính nhập khẩu (không phân biệt xuất xứ) trong thời gian 4 năm ở mức “áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu”. Phía nguyên đơn cũng đề nghị áp dụng ngay biện pháp tạm thời: Đưa ra mức thuế nhập khẩu chung đối với kính nổi là 40% (không phân biệt nước xuất khẩu) trong thời gian 200 ngày. Điều này có nghĩa, ngoài mức thuế suất thông thường đang áp dụng trong khu vực Đông Nam Á là 5%, ngoài khu vực là 40%, kính nổi nhập khẩu phải cộng thêm 40% thuế suất cho mỗi lô hàng khai báo nhập vào Việt Nam.

Ông Luyện Công Minh – Chủ tịch HĐQT TCty VIGLACERA cho hay: Dù thành công, đây vẫn là một công cụ mà “muốn dùng phải trả tiền”. Diễn giải một cách đơn giản, theo quy định của WTO, nếu một nước được phép áp dụng mức thuế suất chống bán phá giá đối với một mặt hàng thì buộc phải giảm thuế suất nhập khẩu đối với một mặt hàng khác. Tuy nhiên, việc lựa chọn đó là mặt hàng nào hoàn toàn thuộc về thẩm quyền của Nhà nước sau khi rà soát, cân nhắc và tính toán kỹ các yếu tố lợi ích. 

Như vậy, nếu thắng kiện, DN kính nổi sẽ có 4 năm “dễ thở”. Kể cả trường hợp xấu nhất là không thành công, ngành kính cũng chắc chắn có 200 ngày (hơn 6 tháng) để chấn chỉnh toàn diện hoạt động. Các đối thủ cạnh tranh đến từ ngoài mảnh đất hình chữ S buộc phải đứng ngoài cuộc chơi trong thời hạn kể trên. Đây là một biện pháp tự vệ được WTO tán thành và được các nước tiên tiến từng áp dụng rất thành công để bảo hộ ngành sản xuất của họ trước làn sóng hàng hóa đến từ các nước thứ ba. Điều này, các DN của ta như dệt may, chế biến hải sản chắc hiểu rõ hơn ai hết! Vậy tại sao ta không vận dụng để tự vệ chính đáng khi thời điểm “rút gươm khỏi vỏ” đã chín muồi? Ông Lê Minh Tuấn – Tổng Thư ký Vieglass cho rằng, tất cả các cơ sở cần thiết để khởi kiện bán phá giá theo quy định của WTO đều đã đủ, như: được sự ủng hộ của các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự làm ra; biên độ phá giá từ 2% trở lên và số lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng lượng hàng nhập khẩu. Ngoài ra, còn chứng minh được ngành sản xuất trong nước bị tổn hại chứ không riêng doanh nghiệp nào.

Rõ ràng với DN Việt Nam, kiện bán phá giá là một vấn đề mới nhưng rất cần được khởi xướng, thậm chí cần học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề này. Bởi trong bối cảnh một loạt các ngành sản xuất nội địa khác như sản xuất thép, chăn nuôi kinh doanh gia cầm..v.v., đang chịu nhiều sức ép trước các luồng hàng nhập khẩu, đây sẽ là vụ kiện thu hút được sự quan tâm sâu sắc.

Dương Minh Ngọc

Có thể bạn cũng quan tâm

Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững

Khung pháp lý là rào cản trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn ESG

Các doanh nghiệp Xây dựng đang bước vào giai đoạn “tái sinh”

Ngành Xây dựng chuyển đổi xanh

Vật liệu xây dựng sẽ khởi sắc nhờ cú hích từ đầu tư công

Bài trước Moskva: Hao dần di sản kiến trúc quý
Bài tiếp Quy định trùng tu khuyến khích “lách luật”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
Công trình công – quản trị tư
Phản biện 07/05/2025
Cơ chế nào huy động hơn 5,5 triệu tỷ đồng đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, đô thị?
Kinh tế / Pháp luật 06/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Thị trường

Ngành gỗ và nhôm Việt Nam phản ứng ra sao với thuế đối ứng?

KTSG Online 09/03/2025
Sự kiệnThị trường

Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất HawaExpo 2025

TTXVN 05/03/2025
Thị trường

Cung cấp trọn gói không gian nội thất để chinh phục người tiêu dùng Mỹ

Ashui.com 02/03/2025
Thị trường

M Complex và Vincom Retail hợp tác triển khai mô hình trung tâm giải pháp nội thất một điểm đến

Ashui.com 11/01/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?