By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

“Quận nghệ thuật”, từ câu chuyện dở dang ở Đà Nẵng

Ashui.com 29/11/2013
7 phút đọc
SHARE

Vào Google gõ cụm từ art zone (khu nghệ thuật) thì xuất hiện khoảng 334.000.000 kết quả, nó cho thấy đây là khái niệm đã quá phổ biến. Trong tiếng Việt, ngay cụm từ có vẻ ít gặp là “quận nghệ thuật” cũng có khoảng 13.300.000 kết quả. Rõ ràng mô hình này đang thu hút sự quan tâm trên khắp thế giới. Song hành là những câu hỏi như: Quận nghệ thuật có phải là phát triển tất yếu của đô thị hậu công nghiệp? Nó có lợi hay có hại? Phải ứng xử với quận nghệ thuật như thế nào? 

Từ một tai nạn rất đáng tiếc của Zone 9, TT&VH Cuối tuần mở rộng góc nhìn để bao quát hơn về art zone nói chung.

 


Zone 9 vừa tổ chức hòa nhạc tưởng niệm các nạn nhân tại Viện Goethe, Hà Nội.
(Ảnh: Hoàng Anh Vũ) 

Từ câu chuyện dở dang ở Đà Nẵng 

Trong một bài trò chuyện trước đây, nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng cho biết từ 5-6 năm trước thành phố Đà Nẵng đã có ý tưởng hình thành trung tâm nghệ thuật đương đại kiểu như “quận nghệ thuật” tại khu vực từng là làng pháo, làng nước mắm Nam Ô (Hòa Khánh), nhưng kết quả bất thành. 

Sự dở dang này cho thấy không phải thành phố nào cũng có thể hình thành được “quận nghệ thuật”, nếu thiếu một vài yếu tố cơ bản. 

Phải đủ lượng nghệ sĩ 

Tác giả Ngô Phương Thảo từng nhận xét trên Soi: “Thông thường những người làm sáng tạo rất ít khi ngồi với nhau, đơn giản vì cái tôi của họ rất lớn, nhưng Zone 9 là khu có mật độ những người sáng tạo trẻ đông nhất Hà Nội. Họ có nhiều khó khăn phải chia sẻ cùng nhau, từ việc thương lượng với chủ đầu tư khu để xe an toàn cho khách hàng, cho đến việc “em trổ cửa quá lớn có thể ảnh hưởng đến kiến trúc của toàn khu”, “nhà em có thể nhờ đường nước của nhà anh”…”. 

Nhận xét của Ngô Phương Thảo cho thấy yếu tố quan trọng tiên quyết của một quận nghệ thuật là phải có đông giới nghệ sĩ sinh hoạt ở đó. Chính vì vậy mà không phải nơi nào cũng có thể hình thành quận nghệ thuật, nếu như nơi đó không đủ lượng nghệ sĩ đương đại và chưa sản sinh nhu cầu có không gian riêng.

Về kiến trúc đô thị, Đà Nẵng có thể đã bước vào giai đoạn hậu công nghiệp, với nhiều khu tạm bỏ hoang, nhưng thành phố này có quá ít nghệ sĩ đương đại sinh sống, nên chưa thể hình thành quận nghệ thuật. Những hoạt động nghệ thuật thực thụ ở Đà Nẵng chỉ đếm trên đầu ngón tay mỗi năm, mà đa phần vẫn tư duy theo mô hình sẵn có, tính chất đương đại rất mờ nhạt.

Điều này khác với Huế, nơi có nhiều nghệ sĩ đương đại và vài mô hình đương đại hoạt động rất tốt như New Space Arts Foundation; thậm chí khác cả Hội An, nơi có một vài nghệ sĩ quốc tế sinh sống, tuy hoạt động khá khép kín, nhưng mô hình (ví dụ Ami Galerie) của họ luôn được đông đảo người nước ngoài tham dự, lưu truyền trên mạng.

Tại Mỹ, các quận nghệ thuật hay các khởi xướng về trường phái, phong trào mới, thường diễn ra tại New York, mà không phải Thủ đô Washington, một thành phố hậu công nghiệp lâu đời, cũng do phụ thuộc vào số lượng nghệ sĩ. Ngay Trung Quốc cũng thế, nhiều nghệ sĩ sẵn sàng rời Bắc Kinh lên Côn Minh xa xôi để thành lập các quận nghệ thuật mới, mà không là các thành phố hậu công nghiệp, rõ ràng hơn như Hong Kong, Thượng Hải, vì quá đắt đỏ. Và cũng vì tại Côn Minh họ có đông đồng nghiệp xuất thân từ Học viện Nghệ thuật Vân Nam, cùng với sự cấp tiến trong lĩnh vực quản lý văn hóa của chính quyền. 

Cơ chế quản lý cởi mở 

Với các quận nghệ thuật, cơ chế quản lý cởi mở rất quan trọng; nếu phía quản lý “bảo thủ” hoặc muốn siết chặt, các mô hình này khó mà hiện diện. Kinh nghiệm từ khu 798 (Trung Quốc) và khu Gillman Barracks (Singapore) cho thấy họ đã tận dụng những nơi này để làm thử nghiệm các bài toán về quản lý. Việc Zone 9 hoạt động xôm tụ trong thời gian qua và đang tiếp tục, có lẽ cũng sinh ra từ phép thử giống như vậy (?). Cho nên, nếu biết nhìn tai nạn ở Zone 9 hay dự án bất thành ở Đà Nẵng như một bài học kinh nghiệm thì việc quản lý sẽ linh hoạt, hiệu quả hơn.

5-6 năm trước Đà Nẵng có thể chưa thành công với việc lập trung tâm nghệ thuật đương đại, nhưng biết đâu 10-15 năm nữa, tình thế sẽ thay đổi. 

Văn Bảy (TT&VH Cuối tuần) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Họa sĩ Nguyễn Như Huy: Cần nhìn “quận nghệ thuật” trong ánh sáng toàn cầu hóa

Tái sinh đô thị và cách tân nghệ thuật

TỪ KHÓA:art zonequận nghệ thuật
Bài trước Bảo tàng Nghệ thuật Sifang và cơn sốt mở bảo tàng tư nhân ở Trung Quốc
Bài tiếp Luật Đất đai sửa đổi đã được Quốc hội thông qua
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?