By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Thực trạng cảng biển miền Trung: Thừa cảng nhỏ, thiếu cảng lớn

Ashui.com 26/10/2011
9 phút đọc
SHARE

Các tỉnh miền Trung tỉnh nào cũng có biển, nên tỉnh nào cũng cố làm cảng biển để tạo đà phát triển và hơn hết là “làm mặt” cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, hệ thống cảng biển tại đây đầu tư tràn lan, quy mô nhỏ, trong khi nhu cầu thực tế ít… Vì thế, trong 6 tháng đầu năm 2011, lượng hàng qua các cảng biển từ Nghệ An đến Huế chỉ đạt 3 triệu tấn, trong khi cảng Hải Phòng đạt đến 8,8 triệu tấn.

Phong trào cảng biển

Với chiều dài bờ biển hơn 1.200km, các tỉnh miền Trung thi nhau làm cảng, có thời, làm cảng biển là “mốt”. Hiện toàn miền Trung có khoảng 20 cảng biển, nhưng thực tế lượng hàng thông qua các cảng rất hạn chế, hoạt động dưới dạng gom hàng rồi đem đến các cảng lớn như Hải Phòng, TPHCM để xuất đi các nước. Do đó, hiệu quả kinh tế không cao, hoạt động không hết công suất.

  • Ảnh bên: Cảng biển Nha Trang (Khánh Hòa) vừa vận chuyển hàng hóa, vừa khai thác du lịch dẫn đến hoạt động chồng chéo.

Trong hai quý đầu năm 2011, lượng hàng hóa của các cảng Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị), Chân Mây (Thừa Thiên – Huế) cộng lại chỉ hơn 1/3 cảng Hải Phòng.

Theo thống kê, lượng hàng hóa thông qua cảng biển của Việt Nam trong vòng 10 năm qua tăng từ 10% – 12%. Tuy nhiên, thị phần hàng hóa phân bổ giữa các cảng quá chênh lệch. Khu vực các cảng phía Bắc chiếm 25% – 30% khối lượng; các cảng miền Trung chiếm 13%, còn các cảng phía Nam chiếm đến 57%, riêng container đến 90%, hiện đang quá tải.

Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh, thành ven biển đầu tư xây cảng biển, nhưng thiếu trọng tâm, không đánh giá đúng lượng hàng thông qua cảng trước khi xây dựng, khiến nhiều cảng chỉ hoạt động 20% – 30% công suất. Với các cảng biển loại nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ không đủ sức cạnh tranh nguồn hàng, tất yếu sẽ thua lỗ hoặc phá sản.

“Phát triển cảng biển tại miền Trung còn nhiều bất hợp lý, ngay cả trong tư duy của người thực hiện quy hoạch vẫn còn nặng tính bao cấp, nên địa phương nào cũng cho xây dựng cảng nước sâu, mạnh ai nấy làm, thậm chí còn xây cảng ở những nơi mà luồng lạch ra vào không thích hợp, để rồi phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng nạo vét hoặc làm luồng lạch mới, gây lãng phí lớn…”

Ông Doãn Mạnh Dũng, nguyên Trưởng ban cơ sở hạ tầng cảng biển, Cục Hàng hải. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, miền Trung nên đầu tư có trọng tâm những cảng thiết yếu, đừng chạy theo phong trào. Nên tập trung những cảng có thể xây dựng thành cảng nước sâu, đón tàu lớn và có nguồn hàng như cảng Quy Nhơn, Tiên Sa… Bên cạnh đó, các cảng biển miền Trung cần phải cùng nhau liên kết phát triển, không nên mạnh ai nấy làm.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Giám đốc Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây (Huế), cho biết, cảng Chân Mây đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên – Huế và các địa phương lân cận. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, cảng Chân Mây thường xuyên đối mặt với nguy cơ “chết yểu” trước nạn khai thác tôm hùm bông trái phép diễn ra ồ ạt trên luồng tàu ra vào cảng. Hậu quả, tàu thuyền ra vào cảng bốc xếp hàng hóa thường xuyên mắc kẹt vì lưới cuốn chặt chân vịt.

Lãng phí do thiếu tầm nhìn

Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam là hướng ra biển, tuy nhiên, công tác quy hoạch cảng biển trong thời gian qua đặt ra nhiều thách thức. Bài học từ quy hoạch cảng Vân Phong cho thấy điều đó. Đến thời điểm này cả nước duy nhất có cảng Vân Phong được quy hoạch làm cảng trung chuyển quốc tế, nhưng sau 2 năm khởi công, đến nay, lại phải ngưng do thay đổi thiết kế: từ xây dựng cầu cảng đón tàu 6.000 – 9.000 TEU (container hiện nay tương đương 2 TEU) nay lên 12.000 TEU. Lý do được chủ đầu tư đưa ra là thay đổi cho phù hợp với thực tế ban đầu, vì thiết kế trước đó đã “lỗi thời” ngay cả đối với hệ thống cảng trong nước. Như vậy, một công trình trọng điểm quốc gia nhưng chỉ sau 2 năm khởi công đã bị lỗi thời. Phải chăng công tác quy hoạch chưa có tầm nhìn, chưa dự đoán được xu thế phát triển.

Tương tự, vào tháng 7-2007, cảng Cửa Việt (Quảng Trị) được bàn giao cho Tập đoàn Vinashin. Lập tức, Vinashin dự kiến sẽ đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng để nâng cấp cảng Cửa Việt thành cảng biển lớn. Trong đó, 600 tỷ đồng đầu tư đến năm 2010 cho cầu cảng Cửa Việt để đón tàu 10 ngàn tấn; 1.600 tỷ đồng để xây dựng nhà máy đóng tàu 70.000 DWT (công suất 10 tàu/năm). Nhưng trận bão tháng 10-2007 đã làm cho cao độ đáy luồng cảng Cửa Việt bị bồi lấp từ độ sâu -4,2m xuống còn -2,5m, nên chỉ có tàu trọng tải dưới 500 tấn ra vào cảng, và đâu lại vào đó. Đây là bài học trong việc quy hoạch và phát triển cảng biển thiếu tầm nhìn, nếu không nói là vội vàng.

Hiện nay, các cảng biển Việt Nam nói chung, miền Trung nói riêng không thể tiếp nhận tàu container 4.000 TEU trở lên, mà chỉ tiếp nhận loại 2.000 TEU. Do đó, muốn xuất hàng hóa đi các nước, lâu nay, chúng ta thường tập trung hàng qua các cảng Singapore, sau đó mới dùng tàu cỡ lớn phân bố, vì vậy phải chịu thêm khoản phí 400 USD/TEU. Nếu tính, mỗi năm chúng ta xuất 4 triệu TEU thông qua cảng Singapore, số tiền phí lên đến hàng tỷ USD, một con số không nhỏ và sẽ tiếp tục lãng phí nếu chúng ta không khắc phục và đổi mới cách làm.

Chúng ta cần quy hoạch xây dựng cảng lớn một cách bài bản, có trọng tâm, thay vì làm tràn lan và thiếu tầm nhìn quy hoạch như hiện nay.

Văn Ngọc – Duy Phước

  • Phát triển khu kinh tế biển: Không thể “phong trào” 

Có thể bạn cũng quan tâm

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Cơn sốt mở Khu thương mại tự do: Cần chiến lược hơn số lượng

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

Nên giữ lại hay xóa bỏ các thành phố thuộc tỉnh?

Bài trước “Nỗi lo” công nghệ mới
Bài tiếp SmartHome chế tạo thành công thiết bị bật tắt đèn thông minh tiết kiệm điện
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tái thiết không gian phát triển Đông Nam Bộ từ trục giao thông chiến lược
Kinh tế / Pháp luật 07/07/2025
[Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
Sự kiện 07/07/2025
Mái nhà, từ che đến “chill”
Phong thủy 06/07/2025
Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
Kinh tế / Pháp luật 06/07/2025
Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm
Năng lượng - Môi trường 06/07/2025
Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Bất động sảnPhản biện

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

VnEconomy 02/06/2025
Phản biện

Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023

VnEconomy 25/05/2025
Phản biện

Công trình công – quản trị tư

Chinhphu.VN 07/05/2025
Phản biện

Giải pháp nào để ĐBSCL thoát khỏi vòng lặp “xói lở và mất rừng” vùng ven biển?

KTSG Online 03/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?