By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Nâng cao năng lực về hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng tại Việt Nam: Hướng tới phát triển đô thị bền vững”
    Báo Xây dựng 28/05/2025
    Ra mắt Giải thưởng Thiết kế Bền vững EU-Việt Nam (EVSDA)
    Ashui.com 27/05/2025
    Công bố kết quả thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cầu Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang)
    Ashui.com 26/05/2025
    Ra mắt Câu lạc bộ Xây dựng Xanh Việt Nam (VGC Club)
    Ashui.com 26/05/2025
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM

Với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt tối thiểu 8% cũng như hai con số trong giai đoạn tiếp theo, đầu tư hạ tầng được nhắc đến như là một động lực rất quan trọng. Tại riêng TPHCM, vấn đề hạ tầng cũng được nhắc đến nhiều hơn với kỳ vọng xây dựng trung tâm tài chính quốc tế cũng như đô thị định hướng giao thông (TOD).

KTSG Online 10/05/2025
11 phút đọc
SHARE

Trong bối cảnh này, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã buổi trao đổi với hai chuyên gia nhóm Dịch vụ tư vấn Dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng của Công ty PwC Việt Nam gồm ông Abhinav Goyal, Giám đốc và bà Hồ Phạm Anh Thư, Chuyên viên tư vấn, về việc khơi thông dòng vốn đầu tư hạ tầng tại TPHCM để đẩy nhanh tăng trưởng.

Ông Abhinav Goyal, Giám đốc Dịch vụ tư vấn Dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng, Công ty PwC Việt Nam.

Nhìn lại quá trình phát triển vừa qua, theo ông, bà, TPHCM đã đạt thành tựu nào trong việc thu hút đầu tư quốc tế vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng?

– Trong nhiều thập kỷ, thành phố đã thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đáng kể vào các dự án giao thông, khu công nghiệp và phát triển đô thị. Năm 2023, các khu công nghiệp và khu chế xuất tại TPHCM thu hút hơn 1 tỉ đô la Mỹ, tăng 84% so với năm trước, với các dự án tiêu biểu như trung tâm dữ liệu 624 triệu đô la của Viettel.

Thêm một thành tựu nổi bật khác là tuyến Metro số 1, mặc dù gặp phải những thách thức và chậm trễ trong quá trình thực hiện nhưng đã được khánh thành vào tháng 3-2025; hệ thống cảng biển hiện đại như Cảng Sài Gòn. Ngoài ra, Sân bay Quốc tế Long Thành sắp vận hành (dự kiến tháng 9-2025) cũng sẽ giúp thành phố nâng cao sức hút như là một trung tâm logistics và thương mại.

Các tập đoàn toàn cầu như Samsung, Intel và Siemens đều cũng đã đến thành phố. Trong đó, Siemens hợp tác với Khu Công nghệ cao Sài Gòn (SHTP) để thành lập Trung tâm Đào tạo sản xuất bán dẫn, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp chip.

Các chính sách ưu đãi như giảm thuế, hỗ trợ tín dụng và hợp tác với các tập đoàn như Siemens, Mitsubishi trong các dự án thành phố thông minh đã giúp TPHCM đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Những kết quả này phản ánh tầm nhìn chiến lược và khả năng tận dụng động lực kinh tế để thu hút vốn quốc tế.

Trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 đạt ít nhất 8%, tăng tốc xây dựng hạ tầng cầu đường… Điều này sẽ tác động thế nào tới dòng vốn đầu tư vào hạ tầng tại Việt Nam và TPHCM nói riêng?

– Mục tiêu tăng trưởng GDP cùng với việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, đô thị định hướng giao thông (TOD) và Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM. Các sáng kiến này phù hợp với xu hướng đô thị bền vững toàn cầu, biến TPHCM thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tăng trưởng.

Trung tâm tài chính quốc tế ở TPHCM được kỳ vọng thu hút các tổ chức tài chính và đầu tư công nghệ, tận dụng vai trò trung tâm tài chính của thành phố. Điều này kéo theo nhu cầu về hạ tầng hỗ trợ như mạng lưới giao thông và kết nối số. Chiến lược hạ tầng kỹ thuật số (phê duyệt tháng 10-2024) với mục tiêu triển khai 5G và trung tâm dữ liệu xanh sẽ tăng sức hút của TPHCM đối với các dự án hạ tầng số.

Các dự án TOD là trọng tâm, với kế hoạch phát triển 510 km đường sắt đô thị đến năm 2060, bao gồm 183 km metro với tổng vốn 34,39 tỉ đô la. Đến năm 2035, TPHCM dự kiến mở rộng 355 km metro, với 21,36 tỉ đô cho giai đoạn 2026-2030, chủ yếu từ đấu thầu đất quanh các khu TOD. Thành phố cũng đã xác định 11 khu TOD dọc Metro số 1, 2 và Vành đai 3, tích hợp không gian dân cư và thương mại.

Các sáng kiến này thu hút vốn FDI từ Singapore, Nhật Bản, EU với dòng vốn FDI đạt 4,33 tỉ đô trong tháng 1-2025. Nghị quyết 98/2023 hỗ trợ TPHCM tiếp cận vốn thương mại qua các cơ chế tài chính sáng tạo như tín chỉ carbon, trái phiếu xanh và tăng vốn cho HFIC. Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TPHCM cũng kích thích đầu tư khu vực. Tuy nhiên, những thách thức như chậm trễ quy định và cạnh tranh vốn cần được giải quyết để duy trì đà tăng trưởng.

Dòng vốn vẫn chảy vào nhưng khả năng hấp thụ vốn và việc sử dụng vốn đã hiệu quả hay chưa?

– TPHCM có khả năng hấp thụ vốn đầu tư hạ tầng mạnh mẽ nhờ nền tảng công nghiệp phát triển, lực lượng lao động chất lượng cao và đóng góp khoảng 25% GDP cả nước. Các dự án như Metro số 1 và trung tâm tài chính quốc tế cho thấy thành phố có thể quản lý các dự án phức tạp.

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn còn bị cản trở bởi các rào cản hành chính, quy định phức tạp và chậm trễ trong giải phóng mặt bằng. Chẳng hạn, các dự án metro từng gặp khó khăn do kéo dài thời gian thu hồi đất và phối hợp giữa các quy định trong nước và quốc tế. Hệ thống hạ tầng hiện tại như sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất đang quá tải.

Để hiện thực hóa nhiều mục tiêu trên, TPHCM cần làm gì để khơi thông dòng vốn chảy vào các dự án hạ tầng lớn?

– Để khơi thông dòng vốn chảy vào các dự án hạ tầng lớn, TPHCM cần thực hiện chiến lược đa chiều. Thứ nhất là đơn giản hóa quy trình pháp lý. Cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong việc xóa bỏ thủ tục hành chính rườm rà là một bước tiến nhưng TPHCM cần hiện thực hóa những cải cách này trên phạm vi địa phương. Đối với các dự án TOD, việc có khung pháp lý rõ ràng và sự phối hợp tập trung như đã thấy trong các mô hình TOD của London (Anh) và các mô hình TOD toàn cầu khác là rất cần thiết.

Thứ hai là tăng cường khung pháp lý PPP bằng cách cung cấp cơ chế chia sẻ rủi ro rõ ràng và các ưu đãi. TPHCM nên thử nghiệm các mô hình tài chính sáng tạo như trái phiếu xanh để thu hút các khoản đầu tư bền vững hoặc công cụ tận dụng giá trị đất, không chỉ cho các dự án TOD mà còn cho các phát triển hạ tầng đô thị khác nhằm cải thiện hạ tầng.

Ngoài ra, TPHCM cũng cần cải thiện hiệu quả giải phóng mặt bằng, đầu tư vào nguồn nhân lực, phát triển các đội quản lý dự án chuyên nghiệp và tận dụng chuyên môn quốc tế để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ.

Cuối cùng, TPHCM ở vị thế nào khi so sánh với các đô thị lớn khác trong khu vực Đông Nam Á trong mục tiêu thu hút đầu tư vào hạ tầng?

– TPHCM đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ Bangkok, Jakarta và Kuala Lumpur nhưng sở hữu lợi thế riêng. Là trung tâm kinh tế của Việt Nam, thành phố có lực lượng lao động trẻ, chi phí cạnh tranh, vị trí chiến lược và dòng FDI mạnh. Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm và Sân bay Long Thành nâng cao kết nối toàn cầu của TPHCM.

Tuy nhiên, Bangkok vượt trội với mô hình hai sân bay và mạng lưới logistics, Jakarta hấp dẫn nhờ thị trường nội địa lớn và đầu tư từ Sáng kiến Vành đai và Con đường còn Kuala Lumpur dẫn đầu về hạ tầng số. Để duy trì lợi thế, TPHCM cần đẩy nhanh phát triển hạ tầng số và xanh, tận dụng Chiến lược hạ tầng kỹ thuật số và cam kết phát thải ròng bằng 0. Thỏa thuận Trung Quốc-Việt Nam (4-2025) cũng củng cố vai trò trung tâm sản xuất của TPHCM. Bằng cách giải quyết quy trình thủ tục hành chính kém hiệu quả và thiếu minh bạch, TPHCM có thể trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư hạ tầng bền vững tại Đông Nam Á.

Xin cảm ơn ông, bà!

Việt Dũng (thực hiện)

Có thể bạn cũng quan tâm

Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD

Cơ chế nào huy động hơn 5,5 triệu tỷ đồng đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, đô thị?

Thúc đẩy các công trình cho diện mạo đô thị TPHCM hiện đại hơn

TPHCM ưu tiên triển khai 5 dự án BOT theo cơ chế đặc thù Nghị quyết 98

Đầu tư nâng cấp: đừng quên các nút thắt cổ chai

TỪ KHÓA:dự án TODhạ tầng tphcm
NGUỒN:KTSG Online
Bài trước Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Bài tiếp Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Ad imageAd image

Mới cập nhật

Quảng Ngãi chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị mới An Phú tại đảo Ngọc
Kinh tế / Pháp luật 29/05/2025
Áp dụng phương thức xây dựng khô trong thiết kế kiến trúc bền vững tại Việt Nam
Giải pháp 28/05/2025
Hội thảo “Nâng cao năng lực về hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng tại Việt Nam: Hướng tới phát triển đô thị bền vững”
Sự kiện 28/05/2025
Chính phủ khuyến khích tư nhân đầu tư dự án đường sắt
Kinh tế / Pháp luật 28/05/2025
Ra mắt Giải thưởng Thiết kế Bền vững EU-Việt Nam (EVSDA)
Sự kiện 27/05/2025
Hải Phòng dự chi hơn 483.000 tỷ đồng chống ngập lụt
Kinh tế / Pháp luật 27/05/2025
Làm gì để các đô thị lớn hết cảnh ngập úng?
Đối thoại 27/05/2025
Công bố kết quả thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cầu Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang)
Tin trong nước 26/05/2025
Ô nhiễm ánh sáng làm chậm tiến trình Zero Carbon ở các siêu đô thị
Nhìn ra thế giới 26/05/2025
Ra mắt Câu lạc bộ Xây dựng Xanh Việt Nam (VGC Club)
Sự kiện 26/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kinh tế / Pháp luật

TPHCM đề xuất đầu tư 6 dự án BOT hơn 97.000 tỉ đồng

Ashui.com 03/02/2023
Kinh tế / Pháp luật

Thủ tướng gỡ vướng cho loạt dự án giao thông ở TP.HCM

Ashui.com 27/05/2021
Kinh tế / Pháp luật

TPHCM: Đề xuất đầu tư đường trên cao số 5 theo hợp đồng BOT

Ashui.com 18/05/2021
Kinh tế / Pháp luật

TPHCM: Kiến nghị hơn 27.000 tỷ đồng làm đường kết nối cảng biển

Ashui.com 14/04/2021
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?