By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Xây cầu vượt ở Đàn Xã Tắc – phỏng vấn nhà sử học Dương Trung Quốc

Ashui.com 01/05/2013
11 phút đọc
SHARE

Vừa qua dư luận rất quan tâm đến việc Hà Nội quyết định xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc trong khi nhiều nhà sử học, nhà khảo cổ học phản đối vì lo ngại việc xây cầu vượt xâm phạm đến một di tích rất quan trọng của thủ đô, vi phạm Luật Di sản. Hội Lịch sử học Việt Nam cũng đã có thư gửi Thủ tướng về vấn đề này. Phóng viên đã trao đổi với nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc để làm rõ thêm về băn khoăn này của dư luận. 

Phóng viên: Thưa ông, nhìn lại vụ tranh luận về xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc của Hà Nội, rõ ràng có sự mâu thuẫn về 2 lợi ích: một bên muốn phát triển giao thông để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, một bên muốn bảo tồn di sản. Vậy theo ông, làm thế nào để hài hòa 2 lợi ích đều rất quan trọng này? 

Ông Dương Trung Quốc (ảnh bên): – Việc giải quyết những vấn đề giao thông là nhu cầu chung của toàn dân, trong đó có các nhà sử học chúng tôi. Nhưng tại sao lại xảy ra xung đột về nhận thức trong vụ việc này, chính là trách nhiệm thuộc về UBND TP Hà Nội, đó là không thực thi luật đã quy định. Trước hết Luật Di sản đã quy định, thành phố phải chủ động tổ chức quy hoạch khảo cổ học, rõ ràng Hà Nội luôn tự hào là thành phố ngàn năm, và chúng ta đang phát triển nên không thể không thấy di sản là một yếu tố quan trọng. Giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển sẽ thúc đẩy phát triển bền vững. Còn để xung đột xảy ra chúng ta sẽ phải hy sinh một trong 2 cái. Đương nhiên, trong tư duy của những nhà lãnh đạo hiện nay, họ nhìn vào hiện tại hơn là nhìn vào tương lai, đó là tầm nhìn có thể nói là hạn hẹp. Chúng tôi lo lắng có những quan điểm rất xa lạ về nhận thức di sản hiện nay. Ví dụ cho đó là di sản của phong kiến nên bỏ đi. Cơ quan chức năng của Hà Nội lại đùn đẩy trách nhiệm cho các nhà khảo cổ, nhà sử học trong khi quên mất quy định của luật pháp là thành phố phải đứng ra làm. 

Nhìn vào di sản hiện nay chúng ta đang chứng kiến, phải thấy đã từng có những bài học tốt để giải quyết hài hòa mối quan hệ đó rồi. Bằng chứng khi chúng ta phát hiện dấu vết Đàn Xã Tắc, nhờ sự phối hợp với nhau, đã đưa ra giải pháp vẫn có con đường đi và vẫn dành một không gian mang tính chất tượng trưng; các nhà khảo cổ vẫn chấp nhận là chỉ khai quật một phần trong điều kiện cho phép, đồng thời xử lý nó theo cách lấp đi theo đúng quy định của nghiệp vụ với hy vọng một ngày nào đó, khi có đủ điều kiện chúng ta sẽ khai quật lại. Ở đây, tôi muốn nhắc lại câu chuyện của Seoul, Hàn Quốc. Seoul trước kia có một con sông cổ chạy giữa lòng thành phố, sau chiến tranh do nhu cầu phát triển, người ta tạm thời lấp con sông ấy đi nhưng với ý thức một ngày nào đó họ sẽ khôi phục, cho nên trong tất cả quá trình lấp sông, làm đường, họ xử lý với tất cả các yếu tố di sản. 30-40 năm sau, khi Seoul phát triển, họ lại khai quật con sông này lên, trở thành một đặc sản thắng cảnh của một thủ đô hiện đại. Cách nhìn như vậy, tôi cho rất hài hòa. 

Hà Nội vẫn quyết định xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, vậy giới sử học có nên ủng hộ thay vì tiếp tục phản ứng?

– Việc xây dựng tìm ra một giải pháp, ở đây là cầu vượt, đứng về mặt chuyên môn tôi không dám lạm bàn với các nhà kỹ thuật. Chúng tôi tôn trọng quyết định của TP Hà Nội, nhưng TP Hà Nội phải chịu trách nhiệm về việc đó. 

Chúng tôi đang chờ đợi lãnh đạo TP Hà Nội sẽ thực thi như thế nào. Nhưng nếu chúng ta biết công khai sớm, chủ động trao đổi sớm, chắc chắn sẽ tìm được sự đồng thuận. Nhưng rõ ràng chỉ đến lúc để xảy ra xung đột về nhận thức, thậm chí đến ngày Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký quyết định vẫn làm cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, mới nói rằng phải trao đổi thêm với các chuyên gia. Lúc này ván đã đóng thuyền và tôi cho rằng làm như thế là không toàn diện. 

Cầu vượt là một giải pháp tình huống, nó đã xử lý được một số trường hợp cụ thể ở Hà Nội, thực chất là xử lý sự tích tụ của một quá trình chúng ta không căn cơ, không có quy hoạch, tùy tiện. Một đường vành đai rất quan trọng như thế vẫn làm cầu vượt, cẩn thận không sẽ thành hội chứng cầu vượt, cứ phát triển tràn lan rồi chỗ nào tắc lại làm cầu vượt. Liệu đó có phải là một đô thị phát triển hiện đại không. Vì rõ ràng tắc đường có nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết do quy hoạch, đã không tính toán được quy mô, xu thế phát triển, tràn lan những lợi ích cục bộ tạo nên. Còn nếu chúng ta bàn mọi giải pháp và cuối cùng phải chấp nhận thì sự chấp nhận đó phải có điều kiện, trong đó điều kiện bảo tồn hết sức quan trọng, vì nó là di tích quốc gia, được luật bảo hộ.

Không chỉ ở Hà Nội mà ở nhiều địa phương khác, khi xây dựng các công trình rất dễ động đến di sản. Vậy theo ông, từ vụ việc xây cầu vượt ở Đàn Xã Tắc, ở đây có thể rút ra bài học chung nào?

– Giới sử học, khảo cổ cũng hết sức thực tiễn. Di tích ở trong khu vực không gian đô thị phát triển cũng có những khó khăn. Nhưng bất kỳ một giải pháp nào cũng không thể vi phạm luật được. Chắc chắn, với vị trí 1.000 năm văn hiến, Hà Nội sẽ còn rơi vào nhiều trường hợp tương tự. Đây là thêm một bài học cho không chỉ Hà Nội mà với nhiều nơi khác. Nên từ những bài học này để rút kinh nghiệm, tạo ra cho mình những bài học chủ động và phát triển một cách bền vững, tránh sự nguy hiểm của tư duy một nhiệm kỳ lãnh đạo.

Với các địa phương khác cũng vậy thôi. Chúng ta cứ làm đúng luật. Chúng ta nên có một tinh thần dân chủ, tranh thủ ý kiến của các tổ chức, cơ quan có chuyên môn. Ý kiến chỉ có lợi chứ không bao giờ có hại, trừ khi những gì không minh bạch mới có hại. Còn những gì vì lợi ích chung thì chúng tôi cho là càng công khai càng tốt.

Nếu động tới đâu cũng có di tích và lùi lại không làm thì có bảo đảm được mục tiêu phát triển?

– Luật Di sản đã quy định phải tổ chức quy hoạch khảo cổ học của cả thành phố. Khi đã có quy hoạch rồi, phải quan tâm đến nó, chứ không phải khi đào tung ra rồi, có dư luận xã hội rồi, mới xem xét. Trong những trường hợp này, vì lợi ích phát triển, ta có thể có giải pháp nào tốt nhất để hạn chế tác động xấu nhất đối với di tích. Điều đó hoàn toàn có thể làm được. Nhìn lại các vụ việc vừa qua, toàn thấy lợi bất cập hại, vì cứ mỗi lần dư luận xã hội dậy lên, lại tác động đến uy tín của chính quyền cũng như tiến độ dự án bị chậm lại. Thay vì như vậy, tại sao không chủ động nêu vấn đề ra, tìm cách giải quyết, có lợi hơn nhiều chứ. Ví dụ như xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc chẳng hạn, Hà Nội không hề tham khảo ý kiến của giới sử học, khảo cổ chúng tôi, vì thế mới thành chuyện. Chứ nếu hỏi ý kiến, chúng tôi sẽ cùng phối hợp để tìm ra cách nào tốt nhất. 

Phan Thảo (thực hiện) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Hội nghị tham gia ý kiến phương án thiết kế nút giao thông Ô Chợ Dừa

Khảo cổ có cần quy hoạch?

Đàn Xã Tắc Thăng Long có đáng được bảo tồn hay không?

Đàn Xã Tắc: “tắc” vì lòng vòng

Hà Nội chấp thuận phương án xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc

TỪ KHÓA:cầu vượt Đàn Xã Tắc. Dương Trung Quốcđàn Xã Tắc
Bài trước tphcm1 Thành phố Hồ Chí Minh, sức bật từ hạ tầng giao thông
Bài tiếp Học viện nghe nhìn tại Hilversum
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoại

GS Phan Huy Lê: “Dừng cầu vượt Đàn Xã Tắc, tìm phương án khác”

Ashui.com 19/04/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?