By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Thị trường

Xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ tăng cao nhưng vẫn canh cánh nỗi lo gian lận xuất xứ

Ashui.com 05/02/2020
9 phút đọc
SHARE

Lần đầu tiên Việt Nam vượt mốc 10 tỉ đô la tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ. Và lần đầu tiên thị trường Mỹ nhập khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam chiếm đến 50% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu sang thị trường này tăng cao cũng nảy sinh mối lo ngại về gian lận thương mại.

Mỹ chiếm 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong năm 2019 đạt đến 10,65 tỉ đô la Mỹ, tăng 19,5% so với năm 2018. Đáng chú ý, xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong năm qua tăng rất cao.

Theo cơ quan hải quan, trong năm 2019 nhóm sản phẩm này của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu đến thị trường Mỹ với trị giá 5,33 tỉ đô la, tăng đến 36,9% so với năm 2018. Các thị trường nhập khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam cũng cao nhưng mức tăng không nhiều như thị trường Mỹ. Đơn cử như Nhật Bản trong năm qua nhập khẩu với giá trị lớn thứ 2 nhưng chỉ đạt 1,33 tỉ đô la (tăng 15,6%); hay Trung Quốc đạt 1,16 tỉ đô la, tăng 8,4% so với năm trước đó…


Giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Mỹ từ Việt Nam qua các năm.
(Ảnh: Hùng Lê /Nguồn: tổng hợp số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan)

Hiện tại, đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Và với kết quả trên cho thấy, đến nay Mỹ là thị trường mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam.

Đáng chú ý, năm 2019 đánh dấu mức tăng trưởng rất cao của nhóm mặt hàng này từ Việt Nam sang thị trường xứ cờ hoa. Đây cũng là lần đầu tiên thị trường Mỹ chiếm đến hơn phân nửa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam (chiếm gần 50,047% tổng kim ngạch của năm 2019).

Bởi lẽ giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ năm 2018 tăng 19,3% so với năm 2017 (đạt 3,9 tỉ đô la); năm 2017 tăng 15,7% so với năm 2016 (đạt 3,27 tỉ đô la); năm 2016 tăng 7% so với năm 2015 (đạt 2,83 tỉ đô la) và năm 2015 đạt 2,64 tỉ đô la, tăng 18,12% so với năm 2014.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) trong năm 2019, gỗ và các sản phẩm từ gỗ là nhóm sản phẩm có thặng dư thương mại lớn nhất trong các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam với mức thặng dư hơn 8 tỉ đô la, tăng tới 21,5% so với năm 2018.


Giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam qua các năm.
(Ảnh: Hùng Lê /Nguồn: tổng hợp số liệu báo cáo các năm của Tổng cục Hải quan)

Lo gian lận thương mại

Theo phân tích của các chuyên gia, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung cùng với việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA) đã góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam.

Và trong năm qua, Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu so với các nhà xuất khẩu gỗ từ các nước nhiệt đới khác như Indonesia, Malaysia hay một số nhà xuất khẩu khác do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Tuy nhiên, cũng từ đây dấy lên nhiều lo ngại về gian lận xuất xứ của các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này. Bởi lẽ theo các chuyên gia, việc Mỹ áp thuế 10 – 25% với sản phẩm gỗ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ khiến các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc hoặc các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc gần như không thể chịu nổi. Và để tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ, họ buộc phải chuyển dịch đầu tư sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, nhằm né thuế và lẩn tránh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thay vì làm ăn đàng hoàng.

Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành chế biến gỗ có thật sự liên kết, và Nhà nước có quản lý được tình trạng “hồn Trương Ba, da hàng thịt” khi có một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ nhằm “núp bóng” nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đây là điều các chuyên gia quan ngại và cảnh báo.

Điều này có thể dẫn đến ngành gỗ đang phải đối mặt với những rủi ro về thị trường mà giới phân tích đã lên tiếng cảnh báo trước đó. Đó là trong bối cảnh mặt hàng gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và đến nay thuế suất nhập khẩu đã nâng lên từ 10% lên 25% đã và đang làm gia tăng nguy cơ gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, có khả năng tác động tiêu cực đến sản xuất, chế biến gỗ dán của Việt Nam.

Việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu những năm qua liên tiếp thiết lập kỷ lục mới cho thấy ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng “nóng”. Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng đồng thời cũng dấy lên lo ngại rủi ro về gian lận thương mại. Các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp có diễn biến phức tạp cùng với cuộc chiến thương mại trên thế giới có chiều hướng kéo dài và khó lường sẽ tác động đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam.

Và việc tăng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam. Điều đó sẽ khiến hàng hóa Việt Nam rơi vào tầm ngắm của việc kiểm tra của Mỹ, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu, gây tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam.

Trên thực tế trong thời gian qua có một số doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam hoặc mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam cũng đã bị Mỹ hoặc thị trường châu Âu đưa vào tầm ngắm để áp thuế do nghi ngờ gian lận thương mại.

Lê Hoàng

(TBKTSG)

Có thể bạn cũng quan tâm

Thị trường thu hẹp, xuất khẩu gỗ vẫn đang gặp khó

Xuất khẩu gỗ vào Mỹ tăng mạnh chủ yếu nhờ khối FDI

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ mang về hơn 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019

Chỉ 5% đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu tự thiết kế

Diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 – Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019”

TỪ KHÓA:đồ gỗxuất khẩu gỗxuất xứ gỗ
Bài trước Chuyên gia: “Sau khi di dời nhà máy, chẳng doanh nghiệp nào nhận làm công viên”
Bài tiếp “Những chiếc hộp” lướt qua nhau
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Đối thoại 02/07/2025
Phường Sài Gòn: Điểm lõi của “siêu đô thị” TPHCM
Điểm đến 02/07/2025
Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Kinh tế / Pháp luật 01/07/2025
Thời khắc lịch sử của một hành trình mới để kiến tạo tương lai
Góc nhìn 01/07/2025
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
Tin trong nước 01/07/2025
Các giải pháp trong lập và thực hiện Quy hoạch đô thị của chính quyền địa phương hướng tới phát triển bền vững
Quy hoạch đô thị 01/07/2025
Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
Sự kiện 30/06/2025
TP Hồ Chí Minh – Thành phố đáng sống, vươn mình trong kỷ nguyên mới
Quy hoạch đô thị 30/06/2025
Cơn sốt mở Khu thương mại tự do: Cần chiến lược hơn số lượng
Phản biện 30/06/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Thị trường

Xuất khẩu đồ gỗ có thể đạt 9 tỉ đô la

Ashui.com 13/11/2018
Thị trường

Ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD, tiêu thụ nội địa 4 tỷ USD

Ashui.com 12/02/2018
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?