By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phú Quốc sánh vai Bali, Koh Samui, lọt top 3 đảo đẹp nhất châu Á
    Ashui.com 21/06/2025
    [Cà phê Net Zero] Sinh kế tuần hoàn trong tổ chức khuôn viên nhà ở truyền thống Việt Nam
    Ashui.com 21/06/2025
    Bộ Xây dựng họp báo quý II và gặp mặt báo chí nhân 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
    Báo Xây dựng 21/06/2025
    Quản lý BIM và thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực xây dựng như thế nào?
    Báo Xây dựng 20/06/2025
    Ai Cập với cuộc cách mạng đô thị 58 tỷ USD
    Tạp chí Xây dựng 19/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kiến trúc

Biệt thự Tân cổ điển ở Hà Nội thời Pháp thuộc

Ashui.com 20/11/2009
13 phút đọc
SHARE

Trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1887 – 1918) người Pháp đã bắt đầu xây dựng Hà Nội theo mô hình Phương Tây. Những trục đường lớn được tổ chức theo bố cục không gian Châu Âu tạo ra hệ thống tuyến phố kiểu ô cờ đầu tiên ở Hà Nội và khu phố Tây cũng bắt đầu hình thành. Nhà cửa ở khu vực này ban đầu chưa phát triển nhiều và cũng chưa có đặc điểm gì rõ nét, tuy nhiên một số biệt thự lớn dành cho quan chức và thương gia người Pháp đã bắt đầu được xây dựng. Do đây là lớp người có quyền chức và giàu có nên một trong những phong cách kiến trúc cho ngôi nhà mà họ thích nhất chính là phong cách Tân cổ điển, một phong cách cổ suý cho tính chất hoành tráng của kiến trúc La Mã với tính đăng đối nghiêm ngặt, vẻ kỳ vĩ, sự uy nghi và những trang trí phần nào mang tính khoa trương.


Ảnh 1: Biệt thự Tân cổ điển duy lý trên phố Tôn Đản

Biệt thự Tân cổ điển thời Pháp thuộc đều là những biệt thự có khối tích lớn, dây chuyền công năng rất hoàn chỉnh và ở mức độ tiện nghi cao cấp. Các không gian chức năng của biệt thự thường được bố trí trên ba tầng: tầng bán hầm hay tầng trệt là nơi bố trí chỗ để xe, nhà bếp, các kho và phòng ở gia nhân; tầng một gồm chính sảnh rộng rãi, phòng khách, phòng sinh hoạt gia đình, phòng ăn; tầng hai gồm các phòng chính và phụ có khu vệ sinh riêng, ban công, sân chơi. Phòng làm việc và thư viện gia đình có thể được bố trí ở tầng một hoặc tầng hai.

Phong cách Tân cổ điển đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt qui luật đối xứng trong tổ hợp mặt bằng nên các không gian chức năng nêu trên được bố trí trên cơ sở một hay hai trục đối xứng.

Giao thông theo phương đứng được đảm trách bởi ít nhất là hai cầu thang: cầu thang đối ngoại rất sang trọng với nhiều hoạ tiết cầu kỳ được nối trực tiếp từ hướng cổng vào lên chính sảnh, các cầu thang nội bộ bố trí phía trong nhà bao gồm cầu thang từ tầng trệt lên tầng một có cấu tạo tương đối đơn giản và chủ yếu dành cho gia nhân, cầu thang từ tầng một lên tầng hai dành cho gia chủ nên dược trang trí khá cầu kỳ.

Đa phần biệt thự Tân cổ điển có diện tích xây dựng rất lớn nên diện tích sân vườn không còn nhiều, trừ biệt thự Schneider trong khuôn viên trường Chu Văn An, tuy nhiên hệ thống cây xanh ở đây đều được thiết kế rất chăm chút: từ thảm cỏ, các loại cây thân thảo tầng thấp đến các loại cây thân mộc tầng cao đều được bố trí một cách hết sức có chủ đích.


Ảnh 2: Biệt thự Tân cổ điển thuần khiết trên phố Trần Hưng Đạo

Biệt thự phong cách Tân cổ điển ở Hà Nội thời Pháp thuộc rất phong phú về phương cách tạo hình, nghệ thuật trang trí và có thể được chia thành ba loại chính theo các đặc trưng về tổ hợp hình khối kiến trúc và phong cách trang trí:

1 – Biệt thự Tân cổ điển duy lý (Néoclassicisme rationaliste) đặc trưng bởi bố cục hình khối tương đối đơn giản và mặt đứng hoàn toàn đối xứng. Khối giữa nhà luôn được tổ chức nhô ra phía trước, trong nhiều trường hợp còn được nhấn mạnh bởi một ban công duy nhất phía trên lối vào chính, nơi tập trung nhiều hoạ tiết trang trí nhằm tạo sự trang trọng và tính bề thế cho công trình. Hệ thống cửa sổ và cửa đi thường được tổ chức vuông vắn, hai phía cửa được trang trí bởi các thức cột cổ điển nâng một ô văng nhỏ nhưng giàu tính trang trí phía trên. Mặc dù sử dụng các hoạ tiết mang tính cổ điển trong các hình thức trang trí lan can, ban công và xung quanh các cửa xong chỉ ở mức độ vừa phải, hợp lý. Phân vị ngang theo tầng nhà được nhấn mạnh bằng hệ thống phào theo phương ngang được trang trí nhẹ nhàng. Các góc nhà thường có hình thức đắp vữa giả cột tạo sự kết thúc theo phương ngang của công trình. Mái có riềm mái hình băng ngang hoặc riềm mái kiểu con tiện, một số nhỏ biệt thự sử dụng mái Mansard lợp ngói đá phiến màu xẫm kết hợp với những ô cửa nhỏ hình tròn có các hoạ tiết trang trí xung quanh (Ảnh 1).


Ảnh 3: Biệt thự Tân cổ điển kiểu đế chế trong khuôn viên trường Chu Văn An 

2 – Biệt thự Tân cổ điển thuần khiết (Néoclassicisme pur) nhấn mạnh tính cân bằng và vững chãi trong hình khối không gian thông qua sự tuân thủ chặt chẽ quy tắc đối xứng theo phương ngang và phân vị rõ ràng theo phương đứng. Các hoạ tiết trang trí theo tinh thần cổ điển được trải đều trên mặt đứng nhưng đặc biệt nhấn mạnh ở khối trung tâm với một vọng lâu được thiết kế rất trang nhã càng làm tăng tính bề thế của ngôi nhà. Vọng lâu là bộ phận rất đặc trưng cho loại biệt thự Tân cổ điển thuần khiết, ở các biệt thự lớn đây có thể coi là phòng trà nhỏ trên mái, ở những biệt thự nhỏ nó chỉ còn là một bộ phận mang tính trang trí đơn thuần. Mặc dù chỉ là một bộ phận nhỏ trong ngôi nhà, vọng lâu được trang trí rất cầu kỳ với những hoạ tiết căng đều trên cả phương ngang lẫn phương đứng, đặc biệt là việc sử lý mái hình cung tròn với những hoạ tiết hình hoa lá tạo ra một điểm nhấn thú vị và rất đặc biệt cho loại biệt thự này. Hệ thống cửa được tổ chức rất cầu kỳ, cửa chính hình cuốn vòm, các cửa sổ được chia thành hai phần ngăn cách bởi một trụ gạch nhỏ, phía trên là các hoạ tiết trang trí hình tròn, bán cung hoặc tam giác nhằm lien kết hai phần cửa trong một hinhg thái thống nhất. Mái nhà có phần riềm mái được trang trí khá cầu kỳ đỡ hệ thống sê nô nhô ra khỏi tường và cũng được trang trí khá riêm rúa nhấn mạnh sự kết thúc theo phương đứng của công trình (Ảnh 2).


Ảnh 4: Chi tiết trang trí phía trên cửa biệt thự Schneider 

3 – Biệt thự Tân cổ điển kiểu đế chế (Néoclassicisme impérial) đặc trưng bởi hình khối kiến trúc có bố cục kiểu phức hợp với nhiều khối đa diện, đặc biệt là sự giàu có về trang trí và sự phong phú của các hoạ tiết. Biệt thự Tân cổ điển kiểu đế chế nhấn mạnh tính chất trang trí: cửa sổ, cầu thang, ban công và cả những mảng tường cũng được tận dụng để lấp đầy các hoạ tiết trang trí. Các phân vị theo phương ngang được nhấn mạnh bởi hệ thống phào kết hợp với các hoạ tiết trang trí trên các ban công và được kết thúc bởi phần riềm mái được đua ra khá mạnh và trang trí hết sức tinh xảo. Hệ thống cửa được tổ chức đa dạng với nhiều ô cửa kích thước khác nhau, các cửa sổ lớn được chia thành ba phần bởi các trụ gạch nhỏ. Xung quanh cửa là nơi tập trung các yếu tố trang trí với việc sử dụng các thức cột, sơn tường, phù điêu hình mặt người và hoa lá. Các hoạ tiết trang trí được sắp xếp đan xen, và lặp lại theo quy luật mang tính thống nhất cao. Đại diện lớn nhất của của thể loại biệt thự này ở Hà Nội là biệt thự Schneider trong khuôn viên trường Chu Văn An có thể so sánh với những biệt thự đẹp nhất được xây dựng ở vùng Torino, Italia nửa cuối thế kỷ 19 (Ảnh 3, 4, 5).


Ảnh 5: Trang trí trên tường và diềm mái

Nhận xét:

– Biệt thự Tân cổ điển thời Pháp thuộc ở Hà Nội có dây chuyền công năng rất hoàn chỉnh với mức độ tiện nghi cao cấp.

– Mặc dù cùng mang phong cách Tân cổ điển nhưng các biệt thự này có thể được chia thành ba loại: Tân cổ điển duy lý, Tân cổ điển thuần khiết và Tân cổ điển kiểu đế chế tuỳ theo các đặc trưng về tổ hợp không gian, hình khối kiến trúc và phong cách trang trí.

– Số lượng biệt thự Tân cổ điển thời Pháp thuộc ở Hà Nội còn giữ được dáng dấp và công năng ban đầu hiện nay không còn nhiều và vẫn đang bị suy giảm trong làn sóng đô thị hoá, “cao ốc hoá” khu vực trung tâm thủ đô hiện nay. Do vậy việc ban hành một chính sách bảo vệ bộ phận di sản kiến trúc biệt thự Tân cổ điển nói riêng và biệt thự xây dựng trước năm 1954 đã trở thành hết sức cấp thiết.

ThS.KTS Trần Quốc Bảo
Giảng viên Khoa Kiến trúc và Qui hoạch, ĐH Xây dựng / Nhóm nghiên cứu Kiến trúc Hà Nội cận-đại (GRAH)
Mobile : 0903255640 / E-mail : tqbao2000@gmail.com

>> Những phong cách chủ đạo trong kiến trúc Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc 

[ FORUM : Kiến trúc Pháp ở VN có đẹp hay không? ] 

Có thể bạn cũng quan tâm

Thư viện Yellamundie: “Người kể chuyện” của miền tây nam Sydney

Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka

Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc

Expo 2025 Osaka: Kiến trúc tuần hoàn từ Japan Pavilion

10 Pavilion nổi bật nhất tại Expo 2025 Osaka

Bài trước Cộng đồng Kiến trúc sư TP. Hồ Chí Minh
Bài tiếp Luxury apartments go on sale in Hanoi
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của lớp vỏ bao che tòa nhà văn phòng tại 3 thành phố có điều kiện khí hậu khác nhau ở Việt Nam
Giải pháp 22/06/2025
Việt Nam could cut 77,000 tonnes of packaging waste annually with DRS
News 22/06/2025
Bí mật dưới đường ray: Thụy Sĩ “chơi lớn” để cứu hành tinh
Giải pháp 22/06/2025
Phú Quốc sánh vai Bali, Koh Samui, lọt top 3 đảo đẹp nhất châu Á
Tin trong nước 21/06/2025
[Cà phê Net Zero] Sinh kế tuần hoàn trong tổ chức khuôn viên nhà ở truyền thống Việt Nam
Sự kiện 21/06/2025
Bộ Xây dựng họp báo quý II và gặp mặt báo chí nhân 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Tin trong nước 21/06/2025
Quản lý BIM và thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực xây dựng như thế nào?
Sự kiện 20/06/2025
Nhà thầu Xây dựng Central tiên phong hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Kỹ sư 20/06/2025
Hiệu quả của cảnh quan điều trị đối với sức khỏe và tinh thần
Nội - ngoại thất 20/06/2025
Xanh hóa hệ thống giao thông công cộng Thủ đô: Quyết tâm đưa các mục tiêu về đích đúng tiến độ
Quy hoạch đô thị 19/06/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìnKiến trúc

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Ashui.com 27/04/2025
Kiến trúc

Olympic House: Biểu tượng kiến trúc xanh gắn kết lịch sử và tương lai

Kiến trúc & Đời sống 05/04/2025
Kiến trúc

Changsha: Cảm hứng bất tận từ tinh hoa truyền thống

Kiến trúc & Đời sống 11/03/2025
Kiến trúc

10 tòa nhà chọc trời dự kiến hoàn thành trong năm 2025

Ashui.com 13/02/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?