By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Có nên xây Đền thờ Lý Thái Tổ bên Hồ Gươm?

Ashui.com 07/02/2009
9 phút đọc
SHARE

Mặc dù việc xây dựng đền thờ Lý Thái Tổ tại Hà Nội còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí có ý kiến cho rằng không cần thiết vì đã có đền thờ Ngài ở quê hương Bắc Ninh; nhưng TP Hà Nội vẫn quyết tâm xây dựng ngôi đền này cho 1000 năm Thăng Long. Vườn hoa Lý Thái Tổ bên Hồ Gươm là một trong những địa điểm được đề xuất để đặt công trình này.

  • Ảnh bên : Tượng đài Lý Thái Tổ

Chờ quyết định của thành phố

Đây không phải là địa điểm duy nhất được đề xuất. Mới đây, đền thờ Lý Thái Tổ được đề xuất xây ở khu vực Hoàng thành Thăng Long, nhưng cũng không nhận được sự đồng thuận vì khu di tích Thành cổ Hà Nội và di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Việc xây dựng đền thờ Vua Lý Thái Tổ trong khu Hoàng thành vi phạm vào Luật Di sản, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới tiến trình di sản thế giới của khu di tích này.

Vừa qua, trên báo có trích dẫn thông tin rằng “Tôi vừa được nghe thông tin Hà Nội quyết sẽ xây đền thờ Lý Thái Tổ ngay phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, phá nhà bát giác (Nhà kèn) đi”. Trả lời câu hỏi về việc thành phố đã “quyết” với địa điểm này chưa, một lãnh đạo Sở VH, TT&DL cho biết, việc lựa chọn địa điểm xây dựng đền thờ Lý Thái Tổ sẽ do UBND TP.Hà Nội quyết định. TP giao cho Sở VH, TT&DL giới thiệu địa điểm, Sở đã phối hợp với Sở QH-KT giới thiệu một số địa điểm, trong đó có vườn hoa đó (tức vườn hoa Lý Thái Tổ). Sở với tư cách là cơ quan tham mưu đã trình các đề xuất đó, song hiện giờ, Sở chưa nhận được quyết định của Thành phố về vấn đề này”.

Nếu đặt Đền thờ ở vị trí này thì rất “kẹt”

Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, ở trong các đô thị nước ta xây dựng khá nhiều tượng đài các danh nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Nha Trang, Quy Nhơn, Nam Định; tượng Quang Trung ở thành phố Quy Nhơn, Bình Phước, Hà Nội; tượng Bác Hồ ở Nghệ An, Cao Bằng, Hoà Bình, Sa Đéc; tượng Lý Thái Tổ ở Bắc Ninh, Hà Nội… Hầu hết các tượng đài trên đây đều đứng độc lập và ổn định trong không gian cảnh quan chung của đô thị, đạt hiệu quả về thẩm mỹ, được nhân dân ngưỡng mộ.

Tượng đài Lý Thái Tổ ở vườn hoa Lý Thái Tổ bên Hồ Gươm đã hài hoà với khung cảnh chung, tôi thiết nghĩ như vậy là đủ. Hiện nay có dư luận Hà Nội sẽ xây thêm đền thờ Lý Thái Tổ ở phía sau tượng đài Lý Thái Tổ để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

  • Ảnh bên : Vườn hoa Nhà Kèn

Là một người có nhiều trăn trở với Hồ Gươm, tôi đã ra hiện trường nghiên cứu và xin góp ý như sau:

– Nếu đã là kiến trúc một ngôi đền thờ, không ít thì nhiều cũng phải áp dụng theo hình thức kiến trúc truyền thống: cột gỗ, mái ngói, tàu đao và nóc mái uốn cong… thêm cả hương khói nữa. Với ngôi đền như vậy rõ ràng hình khối, đường nét kiến trúc và không khí môi trường không thể hòa nhập với một quần thể kiến trúc là những công trình công sở xây dựng theo phong cách kiến trúc Cổ điển châu Âu, đã được ổn định gần một thế kỷ nay như tòa nhà UBND thành phố, Ngân hàng Trung ương, tòa Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ… Tôi e rằng, nếu công trình này hình thành, vô tình thế hệ chúng ta làm hỏng một góc đẹp của cảnh quan Hồ Gươm.

– Đã là ngôi đền thờ thì phải đặt ở trong một không gian tĩnh lặng mới đạt hiệu quả cao về tâm linh. Song ở vị trí nói trên, đền thờ bị kẹp giữa những trục đường gắn với những công sở chung quanh, xe cộ đi lại ồn ào, một không gian động như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc thờ cúng tế lễ.

– Về quy mô đền thờ ở vị trí này rất bị kẹt. Xây dựng to lớn đàng hoàng thì mảnh đất quá hẹp, sẽ phải lấn sát đường, mất đi vẻ tôn nghiêm cần thiết mà tính chất công trình cần phải có. Nếu xây dựng nhỏ hẹp như một cái miếu để có được không gian chung quanh được cách ly cần thiết, e rằng chỉ vì không có đất rộng mà làm đền thờ không xứng với tầm vua Lý Thái Tổ, người đời sau sẽ chê trách.

Thủ đô Hà Nội sau 1000 năm đã được mở rộng, đất đai không còn khan hiếm nữa, nên chăng xây đền thờ Lý Thái Tổ ở một vị trí đẹp, rộng rãi và yên tĩnh. Đã xây thì phải khang trang, to lớn, xứng với tầm một vị hoàng đế đã có công đầu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

Không nên “quay lưng” lại Quảng trường Ngân Hàng

KTS Nguyễn Trực Luyện cho rằng không gian Vườn hoa Nhà Kèn đã định hình rồi, bây giờ mình đặt một công trình tôn giáo theo kiến trúc truyền thống thì rất khó hợp, mà sẽ trở nên lạc lõng. Hơn nữa, vị trí này nhỏ hẹp lắm, không nên “cấy” thêm đền thờ vào. Chẳng nhẽ lại làm đền thờ bé như cái Nhà kèn ở giữa? Còn làm to, thì không đủ đất.

Điểm yếu nữa, là nếu đặt đền thờ ở đây, thì gần như chắc chắn đền phải quay mặt về phía tượng đài, tức là sẽ quay lưng lại Quảng trường Ngân hàng. Đứng về phương diện quy hoạch đô thị thì không nên có công trình kiến trúc quay lưng lại mà phải mở ra hướng Quảng trường.

Vườn hoa Nhà Kèn đã có từ lâu đời với Nhà Kèn ở giữa, là một lầu bát giác, không có tường chắn. Lẽ ra khi đặt tượng Lý Thái Tổ vào đó, phải tính cả không gian từ phía quảng trường Ngân Hàng đến Hồ Gươm để thiết lập một bố cục hài hòa, tức là phải có giải pháp kiến trúc để xóa đi cảm tưởng là tượng quay lưng lại Quảng trường. Nhưng TP. không nghiên cứu giải pháp đó. Để như hiện nay đã có hạn chế như thế, nếu đưa thêm đền thờ Lý Thái Tổ vào lại càng không nên.

Có thể bạn cũng quan tâm

Công trình công – quản trị tư

Giải pháp nào để ĐBSCL thoát khỏi vòng lặp “xói lở và mất rừng” vùng ven biển?

Phát triển giao thông xanh không chỉ là chuyển đổi phương tiện xanh

Carbon trong Kiến trúc

Đảm bảo dòng chảy môi trường để hình thành khung sinh thái đô thị cho sông Tô Lịch và các sông nội đô Hà Nội

Bài trước Nhà ở trên lô đất 36m2 – KTS Đỗ Lê Trọng Hòa
Bài tiếp Discovery Week: “Tuần lễ khám phá” của sinh viên Kiến trúc
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Sắp xếp bộ máy là cơ hội để tạo đột phá trong phát triển đô thị

Báo Xây dựng 19/03/2025
Phản biện

Hoàn thiện thể chế để bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị các đô thị di sản

Ashui.com 03/03/2025
Phản biện

Phát triển đô thị TOD cần tránh dẫn đến bất cân xứng lợi ích

Ashui.com 27/02/2025
Phản biện

Giải pháp căn cơ hóa giải ùn tắc giao thông

Ashui.com 18/02/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?