By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

Ngành đường sắt nhiều năm èo uột không phát triển được so với sự phát triển nhanh của các lĩnh vực giao thông khác. Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) có tầm quan trọng rất lớn, được kỳ vọng mở ra khả năng tham gia phát triển hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển...

VnEconomy 16/06/2025
12 phút đọc
SHARE
Hội thảo “Góp ý đối với Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức ngày 12/6/2025.

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội nhằm hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông đường sắt theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đổi mới, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; phát triển ngành đường sắt là một đột phá chiến lược”.

Dự thảo lần này đã được bổ sung, chỉnh lý để luật hóa 22 cơ chế, chính sách  đặc thù, đặc biệt tại dự thảo Nghị quyết đã trình cấp có thẩm quyền vào Chương quy định về đầu tư xây dựng đường sắt và Điều 5  của dự thảo Luật; trong đó 4 chính sách đã có trong dự thảo Luật trình Quốc hội tại Tờ trình số 179/TTr-CP. Dự thảo Luật mới gồm 4 chương và 84 Điều.

Cần hoàn thiện nhiều mặt về cơ chế thực thi

Tại hội thảo “Góp ý đối với Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức mới đây, Luật sư Lê Nết, Công ty Luật TNHH LNT & Partners, đánh giá các sửa đổi lần này là bước tiến quan trọng hướng tới một nền giao thông bền vững, hiện đại và đồng bộ.

Điểm mới chính so với luật hiện hành, điểm mới của Luật đường sắt (sửa đổi) là đã luật hóa mô hình phát triển TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng), tích hợp quy hoạch đô thị với phát triển đường sắt.

Luật sửa đổi cũng đã bổ sung cơ chế đầu tư PPP, quy định cụ thể hơn về hợp tác công tư, giao đất, đấu thầu, chia sẻ rủi ro. Tăng cường phân cấp cho địa phương trong việc phê duyệt, đầu tư, bảo trì đường sắt đô thị.

Đồng thời đẩy mạnh khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, sản xuất trong nước phương tiện và linh kiện. Tách bạch quản lý – vận hành, nhấn mạnh nguyên tắc tổ chức ngành theo mô hình tách sở hữu – vận hành.

Tuy nhiên LS Nết thẳng thắn cho rằng vẫn cần hoàn thiện nhiều mặt về cơ chế thực thi, tính liên thông với các luật khác (Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Ngân sách Nhà nước) và đảm bảo tính đồng bộ khi vận hành hệ thống.

Luật sửa đổi thiếu cơ quan đầu mối điều phối toàn ngành. PPP và TOD chưa được kết nối đầy đủ với Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Đất đai. Thiếu quy định tài chính cụ thể về quỹ khoa học và công nghệ chuyên ngành hoặc chuyển giao công nghệ FDI bắt buộc.

Việc phân loại đường sắt vẫn theo mô hình hành chính (quốc gia – địa phương), gây khó khăn trong huy động tư nhân.

Cũng theo Luật sư Lê Nết, nhiều quy định trong dự thảo cần bổ sung thêm các hướng dẫn kỹ thuật, điều kiện tài chính, tiêu chí đầu tư, phân kỳ thực hiện… nếu không sẽ khó vận dụng trong thực tiễn địa phương và trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp.

Việt Nam vẫn thiếu cơ chế tài chính bảo lãnh, dự án kéo dài gây rủi ro cao, do đó cần kết nối PPP với cơ chế bảo lãnh của ngân hàng chính sách; xây dựng hợp đồng mẫu. Cần bổ sung khoản: “Dự án PPP đường sắt được áp dụng mẫu hợp đồng tiêu chuẩn; nhà đầu tư được hưởng bảo lãnh doanh thu tối thiểu và ưu đãi tín dụng từ ngân hàng nhà nước” vào Luật sửa đổi lần này.

Chúng ta cũng chưa có quy định liên thông pháp luật, đặc biệt là cơ chế giao đất và chia lợi nhuận, nên có thể tích hợp TOD trong quy hoạch tỉnh, cho phép đấu giá đất quanh nhà ga. Điều này được thực thi thông qua bổ sung khoản: “UBND cấp tỉnh được phép tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất quanh nhà ga trong bán kính 500m để thực hiện mô hình TOD, bảo đảm tích hợp quy hoạch đô thị”.

Cũng như cần hình thành Quỹ nghiên cứu chuyên ngành đường sắt, ràng buộc chuyển giao công nghệ trong PPP. Bổ sung khoản: “Thành lập Quỹ phát triển KH&CN ngành đường sắt; doanh nghiệp FDI phải chuyển giao công nghệ và cam kết nội địa hóa tối thiểu 30% sau 5 năm”.

“Việc vận dụng và học hỏi kinh nghiệm quốc tế (đặc biệt từ Trung Quốc) cho thấy việc xây dựng luật giao thông đường sắt cần đồng bộ với khung pháp lý quy hoạch – đô thị – tài chính – đầu tư – đổi mới sáng tạo, từ đó mới có thể thu hút các dòng vốn tư nhân và tăng hiệu quả vận hành. Chúng tôi mạnh dạn đề nghị Quốc hội thuê chuyên gia nước ngoài (Trung Quốc) và học hỏi kinh nghiệm Trung Quốc trong việc bạn hành sửa đổi Luật Đường sắt cho phù hợp”, Luật sư Nê Nết mạnh dạn kiến nghị.

Đưa “tổ hợp nhà thầu” vào quy định thực hiện dự án đường sắt

Cũng góp ý dự thảo, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, cho rằng dự thảo khuyến khích đầu tư năng lực tài chính ngoài nhà nước, “nhà đầu tư được chỉ định phải chứng minh đủ năng lực về khả năng thu xếp vốn chủ sở hữu huy động vốn vay”. Theo ông Hiệp, quy định này không rõ, không biết là bao nhiêu.

Ông Hiệp dẫn chứng Luật đầu tư quy định rất rõ ràng: một dự án đầu tư bất động sản phải có 20% vốn tương đương tổng mức đầu tư và phải chứng minh có số tiền ấy và phải vay thêm 80%, như vậy mới đủ năng lực tài chính.

Bên cạnh đó, dự thảo cần quy định rõ hơn “chỉ định nhà đầu tư dự án”, bởi khi vận dụng Luật các cơ quan địa phương thường rất lúng túng.

Ngoài ra, dự thảo có quy định “phân chia dự án thành dự án thành phần không cần theo quyết định của Luật xây dựng”. Theo ông Hiệp, quy định này chỉ áp dụng cho dự án đường sắt trọng điểm quốc gia, còn với những dự án đường sắt địa phương nhỏ nên có quy định khác.

Mặt khác, ông Hiệp đánh giá dự thảo Luật đang có sự thay đổi mang tính cách mạng, chuyển đổi từ Luật xây dựng, đấu thầu trong nước sang việc được chọn nhà thầu và dùng hợp đồng FIDIC (chuẩn quốc tế) cho phép tư vấn nước ngoài được quyền thay mặt chủ đầu tư quyết định một số vấn đề.

Song ông Hiệp e ngại FIDIC là đúng quốc tế nhưng dự án của chúng ta đủ điều kiện làm như quốc tế chưa. Nếu mạnh dạn làm điều này sẽ thay đổi cả hệ thống quản lý xây dựng. Trước kia chủ đầu tư sẽ là người quyết định cuối cùng nhưng theo dự thảo, tư vấn nước ngoài có quyền quyết định và chúng ta phải theo. Nhưng ông Hiệp cho rằng nên giới hạn chỉ áp dụng với những dự án trọng điểm quốc gia buộc phải sử dụng tư vấn nước ngoài khi chúng ta chưa nắm được công nghệ, quy trình quản lý.

Còn với quy định lựa chọn nhà thầu, ông Hiệp cho rằng hiện nay năng lực tài chính, kinh nghiệm điều hành của các doanh nghiệp nhà thầu Việt Nam đều hạn chế. Nên Hiệp hội đã đang có kế hoạch xây dựng mô hình tổ hợp nhà thầu. 5-6 nhà thầu liên kết với nhau để tài chính mạnh lên, đủ khả năng thực hiện gói thầu. “Đề nghị Luật đường sắt sửa đổi cần đề cập đến khái niệm “tổ hợp nhà thầu” để sử dụng được hết năng lực nhà thầu”, ông Hiệp kiến nghị.

Một kiến nghị khác, dự thảo quy định “Chính phủ quyết định danh mục hàng hoá, dịch vụ giao cho tổ chức Việt Nam”, ông Hiệp góp ý việc, thêm chăng ngoài quy định này cần có quy chuẩn rõ ràng, tránh lẫn lộn hàng tốt và xấu. Đồng thời, cố gắng sử dụng 70% hàng hoá, dịch vụ là hàng nội trong các dự án đường sắt nếu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Đơn cử như Hoà Phát vừa đầu tư nhà máy sản xuất ray 14.000 tỷ đồng, nếu không được phép sử dụng ở Việt Nam thì không biết bán cho ai.  

Vũ Khuê

Có thể bạn cũng quan tâm

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

Chính phủ khuyến khích tư nhân đầu tư dự án đường sắt

Dự thảo Luật Đường sắt: Bổ sung quy định đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị

Sửa đổi Luật Đường sắt 2017: Đưa đường sắt trở lại “đường ray” phát triển

Đưa đường sắt cao tốc vào dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

TỪ KHÓA:Luật Đường sắt
NGUỒN:VnEconomy
Bài trước 5 xu hướng chính định hình không gian văn phòng của khách thuê
Bài tiếp Thư viện Yellamundie: “Người kể chuyện” của miền tây nam Sydney
Ad imageAd image

Mới cập nhật

[Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
Sự kiện 07/07/2025
Mái nhà, từ che đến “chill”
Phong thủy 06/07/2025
Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
Kinh tế / Pháp luật 06/07/2025
Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm
Năng lượng - Môi trường 06/07/2025
Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?