Theo CBRE, các nhà đầu tư châu Á chiếm gần 20% vốn đầu tư xuyên biên giới toàn cầu trong nửa đầu năm 2015, tương đương với 19 tỷ USD.
Top 3 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư ra ngoài khu vực châu Á là Trung Quốc (trị giá 6,6 tỷ USD), Singapore (4,4 tỷ USD) và Hồng Kông (2,2 tỷ USD).
Trong các nguồn vốn đầu tư toàn cầu, bao gồm cả Canada và các nhà đầu tư từ Trung Đông, châu Á được đặc biệt chú ý bởi phạm vi, tốc độ và tác động lâu dài, tiềm năng do các thay đổi về mặt pháp lý gần đây tại các thị trường trong nước.
Theo ông Richard Kirke - Giám đốc CBRE Thị trường vốn châu Á - Thái Bình Dương cho biết, chủ yếu nhờ sự thúc đẩy của các tổ chức đầu tư châu Á đang phân bổ vào bất động sản, tạo điều kiện bãi bỏ quy định đang được áp dụng tại nhiều thị trường trong nước. Đặc biệt đáng chú ý là các quỹ hưu trí Nhật Bản có giá trị hơn 1,8 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng phân bổ bất động sản toàn cầu phù hợp với xu hướng quốc tế.
Ông cho biết thêm, xu hướng tăng trưởng mạnh của số người có thu nhập cá nhân trên 1 triệu USD (HNWI) ở khu vực châu Á. Phân bổ đầu tư bất động sản ở nước ngoài của những cá nhân này ở trên mức trung bình so với các cá nhân HNWI trên toàn thế giới, đây là động lực không thể phủ nhận được trong sự phát triển của các dự án bất động sản đầu tư ở nước ngoài.
Trong khi đầu tư tại Mỹ và EMEA tăng trong nửa đầu năm 2015, mức đầu tư ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương phản ánh sự sụt giảm so với cùng kỳ. Sau sự phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC), suy thoái hiện nay trong hoạt động thị trường có thể là do biến động thị trường tài chính rộng lớn và tâm lý nhà đầu tư không chắc chắn ở Trung Quốc.
Yếu tố tiền tệ như tỷ giá hối đoái trong nước yếu đi và đồng USD mạnh cũng đã nhấn mạnh sự sụt giảm các hoạt động ở châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khi đồng USD tăng giá so vói nhiều đồng tiền trong khu vực như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tiến sĩ Henry Chin, Trưởng Phòng Nghiên cứu CBRE châu Á - Thái Bình Dương cho biết, sự suy giảm kinh tế gần đây ở châu Á đã dẫn đến Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc giảm vị trí trong top 20 thị trường hàng đầu nửa đầu năm 2015. Điều này cho thấy, bất chấp những biến động gần đây ở Trung Quốc, đây vẫn là một trong những nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2015 với giá trị 6,6 tỷ USD, chỉ xếp sau Mỹ, Canada và Đức.
Thu Giang
(Báo Xây dựng /Theo World Property Journal)
- Bất động sản TP.HCM và những nghịch lý
- HoREA: Quy định về bảo lãnh nhà ở chưa phát huy hiệu lực
- Chính sách mới về cải tạo chung cư cũ
- Bất động sản Việt Nam trong top 10 thị trường rủi ro nhưng vẫn hấp dẫn
- Nhận diện xu hướng đầu tư vào bất động sản Singapore
- Chiến lược phát triển bền vững nhà ở xã hội
- TPHCM: Tình trạng bội cung bất động sản cao cấp liệu có lặp lại?
- TPHCM: Doanh nghiệp không mặn mà làm nhà ở xã hội vì quy định cứng nhắc
- Bất động sản cao cấp và nhân tố không gian xanh
- Cần “phủ xanh” thị trường bất động sản châu Á