Năm 2015, thị trường bất động sản Việt Nam đã phục hồi và khởi sắc mạnh mẽ. Sự khởi sắc đến từ nhiều phương diện khác nhau: chính sách quản lý, tín dụng tài trợ; số lượng dự án, mức độ đầu tư, giao dịch (số lượng, giá trị, thanh khoản), thương hiệu… Diễn đàn Doanh nghiệp bình chọn những dấu ấn – kỷ lục trên thị trường.
Với làn sóng dịch chuyển lao động vào VN được dự báo sẽ tăng lên mạnh mẽ vào 2016, số lượng các cư dân từ các quốc gia thành viên AEC cũng đang được “định vị” là một phần khách hàng mục tiêu, gia tăng thanh khoản cho thị trường địa ốc năm mới.
Bước ngoặt về chính sách
Những nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách và quản lý để quản lí nền kinh tế nói chung, định hướng và quản lí thị trường bất động sản nói riêng, đã có kết quả nhất định. Và bước ngoặt nâng tầm những hiệu quả đó là chính sách cởi mở, hợp lí hơn về quản lí thị trường bất động sản, với thời điểm chính thức hiệu lực của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi vào 1/7/2015.
Trong đó, đáng chú ý nhất là sự cho phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài và Việt kiều. Kèm theo, là các quy định dưới Luật yêu cầu chủ đầu bán nhà phải có sự bảo lãnh bảo hiểm tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai cho người mua nhà, chỉ được bán nhà khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng xây dựng…
Tuy bước đầu, tổng giá trị nguồn vốn và số lượng giao dịch thành công trên thị trường, từ nguồn vốn kỳ vọng nước ngoài, chưa tạo sự đột phá, nhưng đây vẫn được đánh giá là nền tảng để: kể từ đầu 2016, khi AEC chính thức có hiệu lực, các chuyên gia, nhà đầu tư trong khu vực ASEAN – ASEAN+6, sẽ có điều kiện để làm việc và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Với làn sóng dịch chuyển lao động vào Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên mạnh mẽ vào 2016, số lượng các cư dân từ các quốc gia thành viên AEC cũng đang được “định vị” là một phần khách hàng mục tiêu, gia tăng thanh khoản cho thị trường địa ốc năm mới.
Các “ông lớn” ngành nhà đất dẫn đầu về tần suất xuất hiện là Vingroup, FLC, Sacomreal và Savills.
Hai thỏi nam châm tỏa từ trường khó cưỡng
Nếu ví các khu vực địa ốc quy hẹp trong quy mô vùng, hoặc dự án như những thỏi nam châm thu hút chủ đầu tư đổ vốn, khách hàng tham gia sở hữu thì trong năm 2015, nhiều vùng bất động sản và hàng loạt dự án đã chứng minh từ trường khó cưỡng của mình.
Điển hình phải đến thị trường bất động sản Phú Quốc. Gọi chung là vùng “tâm bão” của làn sóng đổ xô đầu tư Phú Quốc, song thực tế chỉ những khu vực ven biển, có tiềm năng khai phá làm dự án du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, dịch vụ đơn thuần hay kết hợp đầu tư, mới tỏa từ trường mạnh. Nhiều vùng đất ăn theo tại “Đặc khu kinh tế đặc biệt” trong tương lai của Việt Nam tuy cũng đã có mức tăng giá chóng mặt, song không có sự giá trị đảm bảo của từ trường dài lâu. Theo thống kê, tính đến hết 2015, thị trường địa ốc Phú Quốc đã hút không dưới 10 tỷ USD với hàng trăm dự án đổ vốn vào đây.
Cũng với con số hút vốn đầu tư không kém Phú Quốc, khu Đông của TP HCM là một trong những địa ốc xứng đáng ghi nhận “nóng” nhất ở năm 2015. Với cơ sở hạ tầng đang dần đi vào hoàn thiện và bức tranh giao thông đơn giản được rút ngắn mọi khoảng cách trên mọi tuyến đường nối Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP HCM, đặc biệt với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được phê duyệt, khu Đông, từ tâm điểm TP HCM kéo dài ra trung tâm hành chính tương lai ở quận 2- đến các vùng/ dự án địa ốc lân cận và xa hơn, đã có bước tăng trưởng về giá đất, về thanh khoản, lẫn tốc độ bung hàng của các chủ đầu tư.
Chính sách đáng chú ý nhất là sự cho phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài và Việt kiều. |
Khoảng 10 tỷ USD được đổ vào địa ốc Phú Quốc hay khu Đông TP HCM hẳn chưa phải là con số chốt sau cùng. Bởi dự báo ở năm 2016 của các chuyên gia đều có chung nhận định, hai thỏi nam châm vẫn chưa bị bào mòn từ trường đang được cộng hưởng bởi các dự án quy mô đầu tư lớn, vị trí đẹp, chủ đầu tư có tiềm lực tài chính rất mạnh và thương hiệu uy tín. Lưu ý là từ trường sẽ phụ thuộc vào sự cộng hưởng của các tiêu chí thuộc về các thỏi nam châm nhỏ hơn – các dự án – với những tiêu chí vừa nêu.
Truyền thông tỷ lệ thuận với thương hiệu
Tương ứng với bức tranh hồng của thị trường địa ốc, truyền thông của ngành bất động sản cũng có sự khẳng định dấu ấn vươn mình, theo xu hướng chuyên nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Media Tenor thực hiện trên 12.425 thông tin ngành trên 7 kênh truyền hình và báo kinh tế hàng đầu Việt Nam và 80.182 thông tin ngành trên 8 tờ báo kinh tế hàng đầu quốc tế cho biết từ tháng 7 – 11/2015, ngành bất động sản (BĐS) đứng thứ hai về tấn suất xuất hiện trên truyền thông, chỉ sau khối ngân hàng. Trong đó, nếu xét trên các đầu báo kinh tế quốc tế hàng đầu (opinion-leading media) như 8 tờ thời báo Financial Times, Handelsblatt, Les Echo, Wall Street Journal… thì BĐS nằm ở vị trí 24 sau nhiều ngành “hot” đang hút truyền thông quốc tế như công nghiệp ô tô, bán lẻ, dịch vụ tài chính, dược phẩm… nhưng trên trên các kênh truyền thông tại Việt Nam, bất động sản vẫn là ngành được quan tâm đáng kể.
Đáng chú ý, các tập đoàn ngành nhà đất dẫn đầu về tần suất xuất hiện là VinGroup, FLC, Sacomreal và Savills. Riêng VinGroup và FLC đã chiếm đến hơn 20% tần suất truyền thông của ngành BĐS, và đến 50% là thông tin tích cực – tỷ lệ thuận với uy tín và danh tiếng của 2 đơn vị này. Còn với Sacomreal, đây là DN được thị trường đánh giá có phong cách truyền thông trẻ, năng động, phù hợp với kế hoạch đa dạng hóa các dòng sản phẩm từ cao cấp, trung bình, từ biệt thự nghỉ dưỡng đến nhà ở thương mại… của DN. Savills là DN tư vấn, quản lí dự án thực tế đã hoạt động tích cực ở mọi phạm vi của mình.
Bên cạnh uy tín thương hiệu tỷ lệ thuận với truyền thông, kết quả kinh doanh, bán hàng của các DN đầu tư cũng là một minh chứng về giá trị truyền thông hỗ trợ marketing trong thời đại lên ngôi của đa kênh phương tiện: Vingroup là thương hiệu dẫn đầu về tinh thần tiên phong, cho ra đời dòng sản phẩm cao cấp biệt thự, kết hợp đầu tư cho thuê – nghĩ dưỡng với cam kết lợi suất cao nhất, dài hạn nhất. FLC là DN dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng ở ngành DN lẫn trong nền kinh tế. Sacomreal là DN đã lập được kỉ lục bán hàng đáng nể như: Bán hơn 800 căn hộ Jamona Apartment trong tháng, 200 căn hộ Carillon trong ngày, gần 400 sản phẩm nhà ở cao cấp Charmington La Pointe trong 2 tuần… Nếu căn cứ theo đánh giá của Media Tenor: “Các DN có tần suất trên ngưỡng nhận thức, có tỷ lệ nhận định xấu dưới 10% và nhận định tốt từ 20% trở lên trong một giai đoạn thường đi kèm với uy tín và danh tiếng bền vững trong cùng giai đoạn và ngay sau đó” và nếu không có gì thay đổi, đặc biệt dựa trên các hạng mục đầu tư – bao gồm cả đầu tư dự án lẫn đầu tư truyền thông mà các DN đang thể hiện hoặc ấp ủ, cơ hội đột phá của nhóm top đầu trong bảng xếp hạng uy tín thương hiệu tỷ lệ thuận với truyền thôn, rất xứng đáng được đặt kì vọng sẽ đóng góp vào sự đột phá của thị trường năm 2016.
Còn nhiều dấu ấn – kỷ lục, nhiều thị trường, vùng, dự án… cần được nhắc đến bởi sự đóng góp vào diện mạo phát triển chung của thị trường địa ốc năm qua. Trong khuôn khổ hẹp, sự bình chọn của báo DĐDN chỉ mang tính đại diện cho những lát cắt đáng nhớ trên thị trường.
Tiễn năm cũ, đón năm mới, xin nhớ câu nói mang tính cá nhân của Thomas Jefferson: “Tôi cực kỳ tin tưởng vào may mắn, và tôi phát hiện ra càng làm việc chăm chỉ, vận may của mình càng nhiều” – Với những chính sách quản lý, những chiến lược đầu tư, những kế hoạch truyền thông sáng tạo… đã, đang, không ngừng đóng góp chăm chỉ cho thị trường địa ốc, chúng ta hy vọng, tin tưởng thị trường địa ốc sẽ là nơi gieo – gặt nhiều thành quả. Cũng hy vọng thêm một chút vận may, thêm nhiều dấn ấn mới sẽ xuất hiện, phát triển và hoàn thiện thêm bức tranh địa ốc tới đây.
Lê Mỹ
(DĐDN)
- Đề xuất cho người dân được bán nhà tái định cư
- Băn khoăn bảo lãnh dự án bất động sản
- Ba kịch bản thị trường bất động sản 2016
- Thị trường bất động sản TP.HCM tiềm ẩn nguy cơ bất ổn
- May rủi từ sự gia tăng nhà đầu tư bất động sản thứ cấp
- Chính sách nhà ở xã hội đã thất bại?
- Phát triển nhà ở xã hội, chính sách phải đi đầu
- Tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản 2016
- “Sau năm 2021, Việt Nam mới lại có bong bóng bất động sản”
- Nam Long: kiến tạo tổ ấm cho gia đình Việt