Ashui.com

Wednesday
Jan 22nd
Home Chuyên mục Kiến trúc 8 công trình tiêu biểu thân thiện môi trường

8 công trình tiêu biểu thân thiện môi trường

Viết email In

Chú ếch Kermit trong tác phẩm Muppet nổi tiếng của Jim Henson từng nói “thật không dễ để xanh”, thế nhưng các kiến trúc sư và nhà thiết kế đã chứng minh điều ngược lại. Tính bền vững là ưu tiên hàng đầu của các chủ đầu tư, nhà thiết kế cũng như nhà sản xuất, thế nhưng không phải công trình nào cũng thể hiện được tinh thần ấy qua vẻ ngoài. Nhân dịp Ngày Trái Đất, cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp “xanh” của 8 công trình thân thiện môi trường dưới đây.

Trung tâm nghệ thuật Lotus Square / thiết kế: Shenzhen Dae Interior Design


(Ảnh: Dabin)

Các kiến trúc sư đã phủ một lớp cỏ xanh trên mái nhà giúp giảm thiểu tiêu hao năng lượng, hấp thụ nước mưa và chống lại ô nhiễm không khí. Nằm bên hòn đảo Hengqin nhìn ra Macau, phần bề mặt Trung tâm nghệ thuật Lotus Square là những bức tường kính phát xạ thấp có tác dụng hạ nhiệt, giảm nhu cầu sử dụng các thiết bị chiếu sáng nhân tạo và tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời. Bên cạnh việc tối thiểu hóa tác động lên môi trường, tòa nhà cũng tôn thêm vẻ đẹp của cảnh quan.

Khu nghỉ dưỡng Tsingpu Yangzhou / thiết kế: Neri & Hu Design and Research Office


(Ảnh: Pedro Pegenaute)

Đây là công trình đã mang về giải thưởng xuất sắc nhất năm 2018 ở hạng mục Thiết kế Xanh dành cho hai nhà thiết kế nội thất lỗi lạc Lyndon Neri và Rossana Hu do tạp chí Interior Design bình chọn. Thiết kế lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc bản địa Trung Hoa với phần sân trong phân cấp cho các không gian và tạo ra sự hòa quyện giữa bên trong và bên ngoài. Hai nhà thiết kế đã tái sử dụng và cải tạo lại các phần không gian vốn có. Nơi trước đây từng là nhà kho thì nay đã nhường chỗ cho một nhà hàng, một phòng chiếu phim và một không gian trưng bày.

The Center for Fiction / thiết kế: BKSK Architects


(Hình ảnh từ fanpage “The Center for Fiction”)


(Ảnh: Michelle Rose)

The Center for Fiction được thành lập vào năm 1820 dưới tên Thư viện Mercantile – tổ chức duy nhất ở Mỹ dành riêng cho nghệ thuật tiểu thuyết. Trung tâm chính thức chuyển địa điểm tới Brooklyn, New York vào năm 2019 với diện mạo mới do Julie Nelson từ BKSK Architects thiết kế. Cô nổi tiếng với những thiết kế chú trọng tính bền vững được xếp hạng LEED bạc, vàng và bạch kim – hệ thống chứng nhận công trình xanh của Mỹ. Tiệm sách “The Center for Fiction” cũng như mọi dự án khác, Nelson luôn chú ý tới những thiết kế đảm bảo tối ưu sử dụng năng lượng và tiết kiệm nước tuy nhiên vẫn cần thể hiện được sức mạnh hàn lâm của không gian. Màu sắc ấm áp của phong cách cổ điển được kết hợp hoàn hảo cùng cảm hứng công nghiệp của trang thiết bị chất liệu thép thiết kế tinh gọn. “Việc tái sử dụng có chọn lọc đồ nội thất cho phép chúng tôi vừa có thể tạo cảm giác quen thuộc cho các thành viên lâu năm, vừa tiết kiệm tài nguyên”, Nelson chia sẻ.

Trung tâm âm nhạc Arvo Pärt / thiết kế: Nieto Sobejano Arquitectos


(Ảnh: Roland Halbe)

Trung tâm âm nhạc Arvo Pärt nằm giữa cánh rừng thông của miền Bắc Âu và ở gần biển nên thường đón những đợt gió lạnh. Các nhà thiết kế đã lựa chọn giải pháp bố trí nhiều lớp cách nhiệt để giảm thiểu sử dụng các thiết bị sưởi ấm. Bên cạnh đó họ cũng lựa chọn chất liệu kẽm để làm mái nhà bởi độ bền bỉ và khả năng dễ dàng tái chế.

Công ty Amsterdam Tech / thiết kế: studio RIANKNOP


(Ảnh: Phenster)

Khi Amsterdam Tech quyết định chuyển văn phòng từ trung tâm thành phố đến nhà kho gần ngoại ô, công ty đã giao một nhiệm vụ chính cho văn phòng thiết kế địa phương Studio RIANKNOP: “Hãy đảm bảo tính bền vững”. Yêu cầu ấy đã được đội ngũ thiết kế triển khai bằng cách kết hợp các vật liệu thân thiện với môi trường như gỗ, thép,… với cây xanh khắp văn phòng để hoàn thiện không gian.

Nhà kính chống động đất / thiết kế: Max Núñez Architects


(Ảnh: Roland Halbe)

Chile là quốc gia thường xuyên phải đối mặt với các trận động đất. Vậy làm sao để một nhà kính trồng hoa lan và cọ có thể trụ vững? Thách thức ấy được giải quyết bởi phần khung làm từ thép mạ kẽm vô cùng vững chắc. kiến trúc sư Max Núñez chia không gian nhà kính thành bốn phần, sau đó gắn chúng vào khung bằng một lớp phủ đàn hồi cho phép chúng “nổi” tại chỗ và chống chịu được bất kỳ sự dịch chuyển đột ngột nào. Bên cạnh đó, ông cũng phải xem xét độ ẩm, nhiệt độ và ánh nắng mặt trời một cách vô cùng tinh tế để đảm bảo điều kiện phát triển lý tưởng cho toàn bộ các cây trong vườn.

Trường Nghệ thuật, Thiết kế và Truyền thông thuộc Đại học Công nghệ Nanyang / thiết kế: CPG Consultants


(Hình ảnh: CPG Consultants)

Điểm nhấn nổi bật của thiết kế là một mái nhà phủ đầy màu xanh của cây cỏ dốc gần như một góc 45 độ giúp hạ thấp cả nhiệt độ mái nhà và nhiệt độ môi trường xung quanh. Vì thế mà mặc dù phần bề mặt là các lớp kính nhưng không gian bên trong vẫn luôn mát mẻ.

Sân vận động U.S. Bank / thiết kế: HKS


(Ảnh: Nic Lehoux)

60% diện tích bề mặt sân vận động là kính Ethylene Tetrafluoroethylene (ETFE). Đây là loại vật liệu lợp nhẹ kết hợp giữa sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời và ánh sáng ban ngày tự nhiên, làm giảm nhu cầu chiếu sáng nhân tạo và sưởi ấm hoặc làm mát. Các hệ thống ETFE có lượng khí thải carbon ít hơn khoảng 80 lần so với các hệ thống kính tương đương, khiến nó trở thành một trong những vật liệu xây dựng bền vững nhất.

Quinn Halman (Interior Design)
Biên dịch: Đức Tùng (Interior Vietnam)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...