Làm thế nào để một startup Việt mới 2 năm tuổi ở thị trường Myanmar có thể được tín nhiệm thực hiện thiết kế dự án gần 4 tỷ đô tại thị trường đầy cạnh tranh tại Myanmar.
Tổng thể dự án Sky Complex, Myanmar / thiết kế: GK Archi
GK Archi Myanmar, một startup Việt về lĩnh vực thiết kế Xây dựng tại thị trường Myanmar được thành lập năm 2013 tại Myanmar theo hình thức một công ty Myanmar hoạt động độc lập nhưng xuất phát điểm từ tại TP.HCM, Việt Nam. Là một trong những công ty Việt Nam đi tiên phong tại thị trường Myanmar, GK Archi Myanmar đã có sự bứt phá ngoạn mục từ những tay mơ thành 1 công ty có diện tích thiết kế lớn nhất tại đây chỉ sau 3 năm hoạt động chính thức.
Dự án Sky Complex giai đoạn 1
Trong quá trình triển, lãnh đạo công ty thừa nhận họ có rất nhiều may mắn và cơ duyên với vùng đất này. Từ những ngày đầu tiếp cận thị trường, thiếu kinh nghiệm nhưng do tính chất chung của thị trường vừa mới được mở cửa. Phía Myanmar rất thiếu các chuyên gia tư vấn các dự án lớn nên hầu như các kinh nghiệm của GK Archi ở thị trường Việt Nam được phát huy rất tốt và tạo được sự tin tưởng tại đây.
Chị Giang Lê – CEO của GK Archi chia sẻ: “Chúng tôi khá may mắn là đã nắm bắt được đúng thời điểm, quyết định nhanh chóng và tạo được nền móng sớm tại đây. Nếu bắt đầu chỉ trễ hơn 1, 2 năm thôi thì thị trường đã rất khác và khó khăn hơn”.
Dự án Sky Complex giai đoạn 2
Khi bắt đầu, Myanmar mới vừa chuyển từ chế độ quân đội độc tài sang chế độ dân chủ, thị trường xây dựng ở Myanmar đang bùng nổ. Tuy nhiều cơ hội, nhưng GKA đã phải đầu tư khá nhiều thời gian và vấp phải những khó khăn không nhỏ khi đặt chân đến thị trường này.
Khá giống thị trường Việt Nam với các dự án chủ yếu được hợp tác qua mối quan hệ cá nhân, quan hệ giới thiệu. Sẽ rất khó khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Do vậy các yêu tố tiên quyết phải có chính là sự chân thành, nỗ lực nghiên cứu và cả may mắn.
Việc đúng thời điểm và những may mắn kết nối được với các thành viên, những người nắm các vị trí quan trọng trong chính phủ, cũng là một lợi thế rất lớn của GK Archi.
Năm 2011, GK Archi bắt đầu với nhiều công trình quy mô nhỏ gồm các chung cư khoảng 20 tầng và khoảng 20.000m2 và nhiều khách sạn, resort 4 sao.
Dự án Sky Complex giai đoạn 3
Đến cuối năm 2013, với kinh nghiệm tích lũy và sự nhiệt tình cũng như sự may mắn được giới thiệu từ Quân đội, GK Archi vượt qua khá nhiều đối thủ từ Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản để được tín nhiệm thiết kế dự án Sky Complex tại Thuwannna có quy mô khoảng hơn 100 ha, vốn đầu tư gần 4 tỷ đô với đối tác chủ đầu tư là Tập đoàn xuất phát từ Quân đội Myanmar: STL Group. Tập đoàn này sở hữu mạng truyền hình vệ tinh Sky Net, Hệ thống đường cao tốc quốc gia và Ngân hàng SR and Urban Development Bank và hàng loạt dự án Bất động sản cao cấp.
Đến cuối năm 2013, với kinh nghiệm tích lũy và sự nhiệt tình cũng như sự may mắn được giới thiệu từ Quân đội, GK Archi vượt qua khá nhiều đối thủ từ Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản để được tín nhiệm thiết kế dự án Sky Complex tại Thuwannna có quy mô khoảng hơn 100 ha, vốn đầu tư gần 4 tỷ đô với đối tác chủ đầu tư là Tập đoàn xuất phát từ Quân đội Myanmar: STL Group. Tập đoàn này sở hữu mạng truyền hình vệ tinh Sky Net, Hệ thống đường cao tốc quốc gia và Ngân hàng SR and Urban Development Bank và hàng loạt dự án Bất động sản cao cấp.
Tiện ích sang trọng trong dự án Sky Complex
Với sự tận tâm và nhiều sáng kiến cũng như tâm huyết của đội ngũ Kiến trúc sư quốc tế, GK Archi được hội đồng tuyển chọn của Chủ đầu tư đánh giá rất cao. Dự án càng thành công hơn khi GK Archi giới thiệu được 1 đơn vị thi công Việt Nam nhiều kinh nghiệm đồng hành và tham gia đấu thầu thi công cho dự án này là Hòa Bình.
Tổng thể dự án giáp liền với sông Bago và nằm phía Nam sân vận động Thuwanna, thành phố Yangon.
Dự án bao gồm các hạng mục: 37 khối chung cư cao tầng, Trung tâm thương mại Hội nghị quốc tế, Bệnh viện và Trường học, hệ thống Khách sạn cao cấp.
Hiện tại dự án đã hoàn thành thiết kế được 3 giai đoạn: 9 khối chung cư và thi công hoàn thiện giai đoạn 1.
Tiện ích sang trọng trong dự án Sky Complex
KTS Roberto Gil Ruiz (KTS của GK Archi) tâm sự: “Tập quán sinh hoạt và nhu cầu của người dân ở đây khác so với thị trường Việt Nam và Châu Âu nơi tôi có nhiều kinh nghiệm. Nhất là về diện tích thực sự dành cho nhu cầu thờ Phật và không gian tĩnh tâm. Việc bố trí không gian bếp cũng có cách thức bố trí khác biệt. Diện tích tối thiểu cũng khoảng 1.200 sqft khá lớn. Cũng đã có 1 dự án lớn của Nhà đầu tư Việt Nam ở đây đã không được thành công do việc áp dụng những thiết kế mà không nghiên cứu và quan tâm nhiều đến tập quán sinh hoạt tại địa phương”.
Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, Tập đoàn STL và đơn vị tư vấn mong muốn những giải pháp tốt nhất cho Khu đô thị bậc nhất tại Myanmar lên đến 4 tỷ USD.
(Nguồn: CafeF / Nhịp sống Kinh tế, Tri thức Trẻ)
- Dáng và hồn đô thị qua tùy bút của một kiến trúc sư
- VTN Architects có hai công trình đoạt giải A'Design Award & Competition 2017-2018
- Pritzker 2018: KTS Balkrishna Doshi (Ấn Độ)
- Sdesign đi lên từ đồng hành “Teamwork”
- Kiến trúc, Thay đổi & Phát triển
- Cong Sinh Architects (Việt Nam) giành chiến thắng tại WAF Awards 2017 ở hạng mục "Khách sạn & Giải trí"
- Festival Kiến trúc Thế giới 2017: 2 công trình của Việt Nam giành giải thưởng WAF trong ngày 1 đều thuộc về Vo Trong Nghia Architects
- Bế mạc Triển lãm & Talk "Kiến trúc Giao Cảm"
- Ý tưởng "Thành phố cộng sinh / Symbiosis City - sức mạnh của sự kết nối"
- Nhà trẻ xanh "Farming Kindergarten" đoạt giải thưởng danh dự của Zumtobel Group Award 2017