Ashui.com

Tuesday
Jan 21st
Home Cộng đồng Kiến trúc sư Dấu ấn Mỹ ở các công trình kiến trúc Việt Nam thời nay

Dấu ấn Mỹ ở các công trình kiến trúc Việt Nam thời nay

Viết email In

Từ trên cầu Sài Gòn, ai cũng có thể thấy Sài Gòn hôm nay đang vươn lên cao, khác hẳn Sài Gòn trước đây 10 - 20 năm. Ở Hà Nội cũng vậy, nhiều tòa nhà cao tầng đã xuất hiện, dấu ấn kiến trúc thời thuộc địa Pháp đang dần biến mất, nhường chỗ cho kiến trúc kiểu... Mỹ thời hiện đại.

Danh sách các công ty kiến trúc của Mỹ hiện đang hoạt động tại Việt Nam gồm những công ty có tên tuổi trong ngành này ở khắp thế giới. Trong số đó có Công ty Thiết kế Pelli Clarke Pelli Architects (New Haven, Connecticut), Sasaki (Boston, Massachusetts), SOM (Skidmore, Owings & Merrill), HOK (St. Louis, Missouri) và Carlos Zapata Studio (New York). Họ đang tham gia vào các hạng mục công trình kiến trúc tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM, từ quy hoạch tổng thể phát triển ngoại thành đến các tòa nhà cao tầng.


Tòa tháp Bitexco - Một dấu ấn trong kiến trúc TP.HCM
  (ảnh: TTXVN)

Ông Daniel Ringelstein, Công ty SOM, người đã giúp phát triển kế hoạch tổng thể ở ngoại thành Hà Nội, nói: “Cũng như tại phương Tây vào những năm 1960, dân cư địa phương đang đưa đất nước Việt Nam theo hướng hiện đại hóa. Thách thức ở đây là phát triển đồng bộ các chính sách liên kết giữa đất đai và giao thông vận tải, để họ tăng trưởng một cách thông minh”.

Ngoài ra còn có vấn đề về biến đổi khí hậu và môi trường. Cả hai thành phố lớn của Việt Nam đều nằm trong vùng lũ lụt dọc theo sông, dễ bị nước dâng cao một khi phát triển. Theo ông Ringelstein, “Họ cần phải nhìn vào tác động của tăng trưởng, xem phải làm gì để phát triển nhưng vẫn an toàn cho môi trường, nếu không cẩn thận, lũ lụt sẽ nhiều hơn”.

Đó là vấn đề mà Dennis Pieprz và nhóm của ông từ Sasaki đã đưa vào báo cáo khi họ bước vào cuộc thi dành cho khu đô thị Thủ Thiêm tại TP.HCM. Đề án thuyết phục của Công ty năm 2006 trên khu cảng trước đây của thành phố, tổng cộng gần 730ha, với dự kiến phát triển dọc theo khu bờ sông trong 40 năm.

Họ phần nào giành được chiến thắng do đã nắm bắt được những đặc thù nơi khu vực cửa sông này. Ông Pieprz cho biết: “Chúng tôi đưa ra một giải pháp sinh thái hiệu quả cho khu vực cùng các con sông, vùng ngập nước và rừng ngập mặn. Chúng tôi bảo quản chúng theo kế hoạch và tập trung phát triển trên vùng đất cao hơn”.

Kế hoạch và kiến nghị của họ hiện đã hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng cho các cầu và đường hầm, các yêu cầu về khu bờ sông, không gian công cộng kết hợp với công viên, đề xuất các hệ thống đường dành cho xe hơi, tàu điện ngầm và taxi đường sông.

Về bản chất, nó giữ theo tỷ lệ hiện hữu cùng mối liên kết với thành phố: “Chúng tôi muốn tránh theo kiểu quy mô to lớn, siêu khối như thành phố khác”. Tuy nhiên, các tòa nhà vẫn còn mang nét cứng nhắc theo quy chuẩn phương Tây.

Năm năm trước đây, khi một chủ công trình người Việt đến Công ty Carlos Zapata Studio trình bày mong muốn có một tòa nhà chọc trời mang tính biểu tượng, Công ty đã thiết kế tòa tháp Bitexco 68 tầng tại TP.HCM, tòa nhà đầu tiên cao và hiện đại nhất nước.

Zapata đã cân nhắc khi dựa vào hình dạng của một búp sen thay vì hoa sen, theo ông: “Hình dạng của búp sen tượng trưng cho sự phát triển đến đỉnh cao nhất. Chúng tôi muốn nó thon dần lên, như những tòa nhà chọc trời trước đây”.


Dự án Vietcombank Tower tọa lạc tại số 5, Công trường Mê Linh, Quận 1, TPHCM

Cách quảng trường Mê Linh không xa, Pelli Clarke Pelli cũng đã động thổ xây dựng tòa nhà Vietcombank vào tháng 10/2010, một công trình 35 tầng bên bờ tây sông Sài Gòn.

Ông Fred Clarke, chuyên gia thiết kế chính của Công ty nhận định: “Công trình bên rìa thành phố nhìn ra bờ sông rất nổi bật. Địa điểm này yêu cầu một thiết kế mạnh mẽ, mang tính biểu tượng”.

Sự đáp ứng tinh tế một cách cẩn trọng của nhà kiến trúc cần có những xử lý thích hợp đối với lịch sử, văn hóa và di sản của thành phố. TP.HCM đang gìn giữ các công trình chung, do người Pháp thời thuộc địa thiết kế theo đường trục, lấy cảm hứng từ thành phố Paris.

Chúng không chỉ được người Việt giữ nguyên vẹn và khôi phục, mà còn được đánh giá cao. Kết quả là TP.HCM trở thành một thành phố thanh lịch, tự hào về những hiện vật một thời đã qua.

Trong khi đó, hãng HOK mang đến cách tiếp cận mà Tyler Meyr, nhà thiết kế đô thị cao cấp trong nhóm lập kế hoạch của Công ty, gọi là “tích hợp đầy đủ mọi suy nghĩ”, liên kết các giải pháp xã hội, môi trường và kinh tế.

Ông nói: “Bằng cách bảo vệ hệ thống tự nhiên và tích hợp các dự án như trường học mới, chúng ta có thể đạt được sự cân bằng, có thể làm cho một nơi trở nên có giá trị hơn trước”.

Theo ông, 235ha phải đối mặt với các vấn đề lũ lụt do phát triển lộn xộn, phá hủy các kênh đã có trong khu vực và: “Bằng cách khôi phục hệ thống tự nhiên để đối phó với nước mưa, có thể làm giảm lũ lụt, đồng thời tạo thêm các công viên”. Cùng với môi trường, chúng sẽ tạo không gian cho mọi người. Hơn nữa, chúng làm tăng giá trị và hứa hẹn sẽ biến thành lợi nhuận./.
 
TUẤN NGUYỄN


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...