Ngày 19/12/2010, các tác giả KTS Hoàng Thúc Hào và KTS Nguyễn Duy Thanh (Văn phòng Kiến trúc 1+1>2) đã tổ chức khánh thành công trình Nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - một kiến trúc sinh thái độc đáo, đậm đà bản sắc Việt - Mường. Nhân dịp này, Công ty CP Kiến trúc Quốc tế cũng đã chính thức công bố thành lập Quỹ Kiến trúc xã hội 1+1>2 theo các tiêu chí "xanh": "xanh" về Môi trường - "xanh" về Văn hóa - "xanh" về Kinh tế kỹ thuật.
Người dân thôn Suối Rè quanh năm bán sức lao động ra thị trấn, ra Hà Nội. Bộ phận ở lại thì " bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Cuộc mưu sinh làm họ không còn sức lực, thời gian quan tâm tới học hành, tới sự phát triển văn hóa tinh thần của con cái cũng như chính họ.
Bên cạnh đó, sự gia tăng cách biệt giữa thành thị với nông thôn do quá trình bùng nổ đô thị và phát triển kinh tế đã khiến mối liên hệ cộng đồng ngày càng lỏng lẻo và có nguy cơ tan rã. Tại các thôn bản vùng núi, trung du những không gian sinh hoạt cộng đồng, những trường lớp mẫu giáo, trạm thông tin, thư viện vẫn là thứ xa xỉ, nếu có thì hết sức tạm bợ, rơi vào hình thức, không bản sắc.
Mô hình Nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình ra đời trong bối cảnh như vậy.
Công trình có phong thủy đắc địa, thế tựa sơn, tránh gió bão, lũ quét, mặt hướng thẳng ra thung lũng.
Cấu trúc không gian tổng thể theo lớp. Lớp trước là khoảng sân thoáng, nơi diễn ra các hoạt động ngoài trời. Không gian sinh hoạt chính ở lớp giữa, gồm hai tầng. Tầng trên là nhà trẻ, lớp mẫu giáo kết hợp thư viện, hội họp thôn..., các chức năng đan xen linh hoạt. Hàng hiên rộng gắn liền vạt cỏ xanh, tầm nhìn tít tắp. Tầng trệt ăn vào khoảng lõm triền dốc, tránh gió đông bắc, hút gió địa hình đông nam nên nhà ấm về đông, mát về hè. Không gian mở ra lớp sau, hướng lên núi và rừng tre. Dân làng tụ họp, tổ chức làm nghề phụ, nhất là trẻ con, người già có thể sinh hoạt ở tầng trệt trong những ngày giá rét hay nắng gắt…
Ý tưởng tạo đường hầm đối lưu gió, khoảng elip thông tầng, những bậc cỏ, triền vát, mái lấy sáng – tất cả cùng kết nối không gian trước - sau, trong - ngoài, trên - dưới thành chuỗi không gian mở liên hoàn.
Từ bao đời, người Kinh và người Mường chung sống hòa thuận trên mảnh đất giao thoa văn hóa. Do vậy, hình thái công trình vừa kế thừa cấu trúc nhà năm gian Bắc bộ, vừa thấp thoáng nếp nhà sàn Mường.
Giải pháp kết cấu đơn giản, tiết kiệm, vật liệu địa phương sẵn có, theo nguyên tắc: Thống nhất trong tương phản đa dạng. Tầng trệt xây đá gồ ghề, thô, kết hợp cửa tre, trần trúc tinh, mảnh tạo ấm cúng, cân bằng. Tầng trên trình đất nâu mịn. Đá đất nặng ở dưới, vì kèo tre, lợp lá nhẹ phía trên.
Hệ thống pin mặt trời, bể thu lọc nước mưa, gió địa hình, đèn LED tiết kiệm điện, bể phốt 5 khoang không ô nhiễm môi trường. Một chuỗi thử nghiệm những giải pháp kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện.
Dân làng Suối Rè trực tiếp dựng ngôi nhà và chính họ sẽ thụ hưởng hiệu quả không gian và tiện ích của từng yếu tố: Đá, đất, tre, lá, không khí, gió, nắng, âm thanh núi rừng. Hy vọng công trình đi vào hoạt động sẽ tăng cường sợi dây liên hệ cộng đồng, góp phần củng cố, duy trì, phát triển bản sắc khu vực. Đây là một hướng đi, có thể rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình cho các vùng nông thôn đồi núi phía Bắc.
KTS Hoàng Thúc Hào
Thông điệp cho kiến trúc công cộng ở nông thônCái đơn giản nhưng hữu ích của nhà cộng đồng thôn Suối Rè gợi lên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ là phải làm sao đó đưa kiến trúc vào phục vụ đời sống nhân dân nhất là khi đồng bào ta có tới 70- 80% là nông dân. Mô hình nhà cộng đồng thôn Suối Rè đã bám sát đời sống thực tế để phục vụ cho đời sống bà con nhân dân Suối Rè. Đây là một hình mẫu kiến trúc tốt, hoàn toàn khả thi, đáng được nhân rộng và trở thành một phong trào xây dựng nhà cộng đồng trong từng thôn xóm Việt Nam, từ đó nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc.
|
- Kiến trúc sư đang vẽ gì?
- Bản sắc kiến trúc Việt, không phải muốn là có
- Hãy "Việt Nam hóa" kiến trúc sư thế giới
- Kết quả cuộc thi “Ý tưởng kiến trúc với không gian đô thị” - 2010
- Phát triển bền vững: chuyện của mọi người, mọi nhà
- Hồi hương để... giữ làng
- Tìm lại phố Tây ở Hà Nội
- Mời thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình Đại Siêu thị Hapro Long Biên
- Số hóa di sản
- Bảo tàng Hà Nội na ná "Vương miện Phương Đông"
Lời bình
Mong Hội trại KTS trẻ 2011 Cần Thơ sẽ có thêm giải trẻ sau khi có giải của Hội KTSVN,..
em thấy công trình này có đơn giản đâu ạ. Em thấy cũng phức tạp đấy chứ ạ. Ví như cái mái kính, hệ thống kết cấu tre,.. với em thì phức tạp quá.
Còn câu hỏi là : em ko hiểu cái tầng hầm kia có ý nghĩa gì? để tạo không gian mới lạ? chứ theo em hiểu thì nhà vùng núi trung du thể này thì làm tầng hầm như thế sẽ ẩm thấp... chưa kể rắn rết mà xây cất cũng vất vả. Em hiểu thế ko biết đúng hay sai?
Mình cũng tò mò công năng cái tầng trệt, chắc không phải là để dành cho gia súc rồi...
- như trên hình thì có vẻ như tầng hầm dc xây hoàn toàn bằng đá, đá rất lạnh và kô có khả năng truyền nhiệt.
- ở ct này 3 mặt mở + vật liệu đá>>>>> khả năng tránh lạnh chỉ còn phụ thuộc vào hướng chứ ko thể nói là tận dụng đc năng lượng địa nhiệt.
- Kết cấu tre rối, chưa mạch lạc, khoa học và có vẻ lúng túng.(nhìn các ct của thế giới hay của bạn VTN là thấy ngay tương quan)
Cửa làm quá gia công, như để có, tôi ko hiểu đây là sự cẩu thả hay ct chưa thực sự hoàn thiện?
- Tường đất như thế kia thì liệu có bảo đảm tiện nghi sd?
...cá nhân tôi thấy còn rất nhiều vấn đề.
Còn ý nghĩa xh thì tuyệt vời, nhưng tôi cũng băn khoăn về tổng mức đầu tư cho ct.
Rất hy vọng sớm dc mục sở thị!
- Tường đất như tác giả nói là trình đất nâu, về mặt kiến trúc truyền thống thì người Mường và người Kinh đều ko sử dụng phương pháp này để xây nhà nên chưa thể nhận định công trình đã tận dụng được kinh nghiệm làm nhà truyền thống của người dân địa phương.
- Người Mường làm nhà sàn truyền thống cao lên khỏi mặt đất, một phần vì địa hình ở khu vực này vốn nhiều đồi núi, địa hình dốc, ẩm thấp , mưa lũ khá nhiều và làm cao thoáng sẽ tránh được cả thú dữ. Vì thế việc xây tầng hầm là hoàn toàn không phù hợp. Nếu sử dụng địa nhiệt cho tầng hầm thì lưu ý là các mặt công trình ngầm phải tiếp xúc với môi trường sinh địa nhiệt, tuy nhiên trong trường hợp này cũng không nên làm, tầng hầm kín sẽ sinh ẩm ướt.
- Triền dốc quanh chân công trình không biết tác giả còn có ý định sử dụng vào việc gì nhưng bản thân tôi thấy, nếu trời mưa sẽ làm bắn vào tầng hầm gây bẩn và ẩm ướt. Khá nguy hiểm khi trẻ nhỏ chơi đùa vì bậc đá trơn dốc, cạnh đá sắc.
- Nếu hạn chế được việc sử dụng bê tông hay sắt hàn cầu thang thì tôi nghĩ công trình sẽ rẻ hơn. Cái khó của kiến trúc sư khi làm công trình xã hội là phải tạo ra cái đẹp và không gian mang giá trị sử dụng cao bằng các vật liệu rẻ tiền , sàn tre công nghiệp cũng sẽ không phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.
- Việc để nhiều cửa lấy sáng và thông gió là tốt nhưng chưa phù hợp với khí hậu địa phương, phải nghiên cứu thêm về cách chắn gió lấy sáng. Nghiên cứu nhà truyền thống người dân tộc ở vùng núi ( không chỉ ở hoà bình ) thì thấy nhà khá kín, ít cửa sổ và ô thoáng vì mùa đông rất lạnh. Gió ở rừng núi mang hơi ẩm cao, đa phần là gió không tốt, nên tránh.
Tuy công trình còn có vài nhược điểm nhưng ý nghĩa của nó đem lại rất lớn. Hi vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều kiến trúc sư tham gia đóng góp công sức sự nhiệt huyết như tác giả công trình này. Vài góp ý nhỏ, chúc tác giả thành công hơn nữa !
CT nằm trên một dẻo đất trên sườn đồi cao ráo, phía sau là một đồi Tre. Thoáng nhìn mặt trước, tôi có cảm giác đây là một nhà ở truyền thống người Kinh. Nhưng khi đi vòng về phía sau, tôi nhìn bao quát lại thì lại thấy những nét của nhà sàn người Mường. Tất cả được thể hiện bằng những đường nét kt khá đơn giản, gần với kiến trúc hiện đại.
Về giải pháp kiến trúc có thể nói, là tác giả đã xử lý rất tinh tế khi biết lợi dụng thế đất để chia ct thành 2 tầng.
Tầng hầm: Được xây bằng đá không gian mở về phía sau ct. Khoảng vát mở phía sau cùng với nối hầm phía trước đã tạo cho tầng này khả năng thông gió, chiếu sáng tự nhiên rất tốt.
- Mặt nền lại hoàn toàn khô ráo. Chính vì thê các giải pháp tạo triền vát quanh chân ct (được chặn nước bằng các đợt máng rất cẩn thận) để kg tầng hầm đc tiếp cận hoàn toàn với TN thì có thể coi đây là tầng trệt của ct.
Tầng 2: đây là lớp học mẫu giáo, sạch sẽ tiện nghi với sàn tre ép. ánh sáng từ khoảng cửa trời lớn trên mái xuống tran hòa ấm áp, ko cần sd đèn điện mà vẫn đảm bảo tiênj nghi cho các cháu nhỏ bò, nghịch, viết vẽ... - Tường Đất: màu nâu vàng khá dày và chắc chắn, 4 mặt đều mở bằng các của sổ được bọc lylon tránh gió lạnh. Đặc biệt, cửa sổ khoét hình elip rất lớn và khoảng thông tầng đã tạo ra một chuỗi không gian liên tục: Dưới nhà,Trên nhà,Ngoài nhà.
- Hàng hiên_một yếu tố của ng Kinh, thông thoáng và là chỗ chơi đùa cho các cháu bé được treo những chiếc xích đu rất ấn tượng.
- Hệ kết cấu mái vượt nhịp khá lớn nhưng tốn rất ít tre, khoa học logic và mạch lạc.
- Thớt Đất vàng nâu đặt trên thớt Đá cứng tạo ra sự tương phản rất đẹp về ngôn ngữ của vật liệu.
Tóm lại, ở ct này tôi thực sự kính trọng tâm huyết và cái tài của ng sáng tạo. Nó đã làm thức tỉnh văn hóa Mường mà vẫn thấy yếu tố Kinh. Đó là một sự giao thoa tinh tế đã kích đẩy nhau tạo ra một không gian cộng đồng mang nhiều giá trị văn hóa và hơi thở của thời đại. Kiến trúc Việt cần có những dấu ấn như ct này để tạo đà tiếp bước cho những suy nghĩ và hy vọng!
Khong gian noi that thi toi co cam tinh hon, dac biet la chiec thang xoan bang tre. Tuy nhien toi cung ban khoan khong biet cua so elip co gi che chan khong? Mua dong thi xu ly the nao?
Ve ban sac kien truc. Toi nhat tri voi nhung y kien bai viet dua ra. Nhung ve mat y nghia xa hoi, toi cung to mo muon biet su ra doi cua cong trinh co xuat phat tu mot dieu tra xa hoi hoc khong? Nguoi nong dan Viet Nam hien nay co thuc su muon quay lai voi nhung vat lieu ma nhac den no nguoi ta luon lien tuong toi su ngheo?
Mot vai y kien nho cua ca nhan. Toi cung xin chuc mung no luc dong gop cho cong dong cua cac tac gia da tro thanh hien thuc. Cho du co nhieu y kien trai nguoc thi cong trinh nay van se la cong trinh co vai tro tien phong.
Giờ đây, những lũy Bamboo làng đã VINH DỰ ĐƯỢC thay thế bởi LÀNG VĂN HÓA MỚI những bức tường ximăng trắng xóa chào mừng CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA đất nước tới tận các bản làng xa xôi hẻo lánh.
Làng Bamboo xuất hiện như một sự an ủi cho những ai xót xa và luyến tiếc về một thời thiên thân sinh ra và lớn lên bằng lời ru trên chiếc VÕNG TRE và đội nắng bắt chuồn chuồn xung quanh lũy BAMBOO làng!.
Thật biết ơn ai đó đã đốt lên đốm lửa tỏa sáng cho một bầu trời xám xịt và đen trong gần 50 năm qua của thế kỷ trước, nhưng lại càng đen ở những năm đầu thế kỷ này.
Hy vọng sẽ có nhiều hội thảo bằng Skypeonline về Làng Bamboo này để nhân rộng đạo đức, cảm nhận về giá trị của Bamboo trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống cả thành thị và nông thôn.
tin bình luận RSS của chủ đề này