Công ty CP Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình, trong đó tập trung vào chuyên ngành sâu là nền móng và công trình ngầm. Ngay từ khi thành lập năm 2004, với định hướng phát triển kinh doanh dựa trên nền tảng chuyên sâu về công nghệ nền móng và công trình ngầm, FECON đã chú trọng đầu tư vào công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu. Nhờ đó, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng thành công, mang lại thương hiệu, uy tín cho FECON trên con đường trở thành một trong những Cty về nền móng và công trình ngầm hàng đầu Việt Nam.
Nhà thầu ứng dụng thành công công nghệ cố kết chân không
Từ năm 2007 đến nay, FECON là nhà thầu Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ cố kết chân không trong công tác xử lý nền đất yếu tại nhiều dự án trọng điểm quốc gia. Công nghệ cố kết chân không đã được ghi nhận là một giải pháp tiết kiệm thời gian, tài chính, do đảm bảo được 4 tiêu chí quan trọng là: Chất lượng được kiểm soát; tiết kiệm khoảng 50% chi phí so với phương pháp cọc xi măng đất (CDM); rút ngắn 50% thời gian thi công so với phương pháp gia tải truyền thống; thân thiện môi trường và hoàn toàn có thể áp dụng phù hợp cho hầu hết các vùng địa chất Đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL và các dự án ven biển Việt Nam.
Khoan thả cọc (Nakabory)
Công nghệ khoan thả cọc có sử dụng mũi khoan đập đá DTH Hammer là một trong những công nghệ mới được FECON áp dụng. Phương pháp này tập hợp ưu điểm của các công nghệ thi công cọc truyền thống như cọc nhồi (thay thế), cọc bê tông ly tâm (đúc sẵn chiếm chỗ) và cọc xi măng đất (kết hợp). Tại dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (Bình Thuận), công nghệ này của FECON đã được đánh giá cao bởi chất lượng, năng suất và giá thành rẻ (giảm 20 - 30% so với cọc khoan nhồi cùng công năng), đặc biệt ưu thế trong các địa chất có lớp đá phong hóa phức tạp. Công nghệ khoan thả cọc giải quyết được vấn đề về độ ồn, độ rung so với các phương pháp đóng cọc thông thường; dễ dàng đạt đến chiều sâu hạ cọc lớn trong đá cứng nên không chỉ được áp dụng cho xây dựng công nghiệp mà còn phù hợp với xây dựng dân dụng và giao thông.
Thi công cọc bằng phương pháp đóng
Ngoài sản xuất cọc, FECON cũng là đơn vị có đủ năng lực, thiết bị máy móc để đảm nhận công tác thi công cọc cho các dự án. Thi công cọc bằng phương pháp đóng là phương pháp thi công cọc đang được FECON áp dụng rộng rãi cho nhiều công trình.
Thi công cọc bằng phương pháp ép với hệ thống máy ép Robot
Công nghệ ép cọc bê tông bằng robot đang ngày càng phát triển vì những ưu điểm mà phương pháp này mang lại như: Tốc độ cao, tiếng ồn giảm, dễ kiểm soát và đáng tin cậy… FECON hiện tại đang sở hữu 15 bộ máy ép cọc tự hành (Robot), với tải trọng ép từ 300 - 800 tấn.
Thi công cọc cát đầm (Sand compaction pile)
FECON đã và đang áp dụng công nghệ cọc cát đầm tại một số dự án, như dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi... Ngoài những ưu thế đường kính lớn (D700), lớn hơn cọc cát thường (d400) cho tính kháng cắt lớn, tính thoát nước và cố kết tốt hơn, nhanh hơn. Công nghệ cọc cát đầm của FECON còn mang lại tính tin cậy do hệ thống kiểm soát quá trình thi công hoàn toàn tự động, năng suất lớn hơn đạt 1.200m dài/ngày trong khi các công nghệ khác chỉ đạt tối đa 700m dài/ngày, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa công trình về đích sớm.
Thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT)
Thí nghiệm xuyên tĩnh hay viết tắt là CPT là một phương pháp được dùng để xác định tính chất địa kỹ thuật của đất. CPT là một trong những phương pháp khảo sát đất được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Hiện tại, FECON đang sở hữu một thiết bị xuyên tĩnh là máy CPTu được sản xuất tại Hà Lan. Đây là thiết bị hiện đại, đáng tin cậy nhất. Với máy CPTu, các thông số kỹ thuật thu được sẽ phản hồi liên tục về trung tâm phân tích. Vì vậy, sẽ thu được kết quả thí nghiệm nhanh với chính xác cao.
Ngoài ra, hiện tại FECON đang nghiên cứu và triển khai hàng loạt các công nghệ mới như: Đầm động (dynamic compaction), khoan phụt vữa áp lực ao (Jet grounting), tường sét (MFC), CDM, Float CDM, thí nghiệm bấc thấm… Cùng với đó, Cty cũng đã đầu tư nâng cấp phòng thí nghiệm địa kỹ thuật thành một trong những phòng thí nghiệm hiện đại nhất trong khu vực.
Hà Ngọc (Báo Xây dựng)
- Tập đoàn UL của Mỹ và GreenViet mở rộng Chương trình kiểm định xây dựng tại Việt Nam
- Bê tông làm từ cát biển, nước biển?
- Hệ thống tường đúc tại chỗ cho các dự án xây dựng
- Ứng dụng công nghệ kết cấu thép trong các công trình giao thông
- Sử dụng gạch AAC: Yêu cầu có phương án thiết kế, thi công riêng
- Phòng ngừa nứt trong kết cấu bê tông cốt thép
- Giải thưởng Sáng tạo Xuất sắc trong Cơ sở hạ tầng năm 2014 của Autodesk
- Đào tạo Thạc sĩ Quy hoạch Quản lý Giao thông Vận tải - bằng cấp Đức, cơ hội học bổng 6 tháng tại Đức
- Kỹ sư xây dựng là trung tâm của sự phát triển cơ sở hạ tầng
- Công ty Turner tròn 112 tuổi