Việc tổ chức chứng nhận hợp chuẩn đối với các công trình xây dựng theo quy định của Nhà nước là việc làm hết sức cần thiết trước khi đưa công trình vào sử dụng. Việc làm này đảm bảo an toàn, an sinh xã hội, vì lợi ích cộng đồng, tạo niềm tin và thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.
Với ý nghĩa quan trọng đó, nước ta đã ban hành nhiều quy định về việc tổ chức hoạt động chứng nhận chất lượng công trình xây dựng. Thông tư 16/2008/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, có hiệu lực từ ngày 11/9/2008. Thông tư này bắt buộc đối với các công trình hoặc hạng mục công trình khi xảy ra sự cố do mất khả năng chịu lực có thể gây thảm hoạ đối với người, tài sản và môi trường, phải có chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực. Đây chính là một trong những biện pháp quản lý chất lượng công trình hiệu quả. Người sử dụng có thể yêu cầu chủ đầu tư cung cấp giấy chứng nhận để biết ngôi nhà mình sẽ sử dụng có đáp ứng về sự hợp chuẩn chất lượng công trình hay không? Khả năng chịu lực và mức độ an toàn như thế nào? Từ sự bắt buộc công khai đó, chủ đầu tư sẽ phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong suốt quá trình đầu tư xây dựng công trình.
Trình tự, nội dung kiểm tra được thực hiện từ khâu khảo sát, thiết kế, vật liệu sử dụng và chất lượng thi công. Trong quá trình kiểm tra, nếu có nghi ngờ ở công đoạn nào phải đề nghị chủ đầu tư và các bên liên quan làm rõ, thậm chí phải kiểm định hoặc thực hiện các thí nghiệm để đối chứng. Việc kiểm tra đúng nguyên tắc sẽ kịp thời phát hiện và hạn chế sai sót có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Theo quy định, số lượng công trình thuộc đối tượng phải kiểm tra và chứng nhận trên phạm vi cả nước là rất lớn, nhưng thực tế việc thực hiện còn rất hạn chế do chủ đầu tư chưa hiểu rõ quy định của Nhà nước hoặc chưa ý thức được trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.
Một nguyên nhân khá phổ biến là do thiếu sót trong quá trình chuẩn bị đầu tư, nhiều dự án thuộc đối tượng bắt buộc phải được kiểm tra và chứng nhận chất lượng nhưng không đưa chi phí vào tổng dự toán xây dựng nên không có nguồn để chi trả nếu thực hiện công việc này.
Tổ chức kiểm tra chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận chất lượng cho công trình phù hợp với nội dung đã kiểm tra. Theo nguyên tắc, các tổ chức cấp chứng nhận hoạt động độc lập, không bị ràng buộc về lợi ích kinh tế, không có quan hệ phụ thuộc với chủ đầu tư và các bên liên quan như nhà thầu thiết kế, thi công, quản lý và giám sát. Vì vậy việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng sẽ đảm bảo khách quan và trung thực. Chủ đầu tư có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận chất lượng có uy tín, năng lực phù hợp với loại và cấp công trình của mình để thực hiện.
Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là một hoạt động nghề nghiệp của APAVE Việt Nam & Đông Nam Á. Với kinh nghiệm của mình, APAVE đã và đang kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng cho nhiều công trình quy mô lớn đang xây dựng trên phạm vi cả nước. APAVE Việt Nam và Đông Nam Á là địa chỉ tin cậy đối với mọi tổ chức và các thành phần kinh tế trong hoạt động xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình.
KTS Thái Minh Sơn (Công ty APAVE Việt Nam & Đông Nam Á)
- Bắt bệnh “hố tử thần”
- Kiến trúc sư Lê Viết Hải kể chuyện thắng thầu
- Thi công kiểu “bẫy người”
- Nhà thầu nội than khổ
- Giải quyết bài toán ùn tắc giao thông đô thị theo cách tiếp cận mới
- Kinh nghiệm triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng và hiệu quả của Liên minh Châu Âu và Bungari
- Để tăng tuổi thọ công trình
- Sập dầm cầu cạn Pháp Vân là do thi công ẩu?
- Hợp tác nghiên cứu và đào tạo về gốm xây dựng và bê tông nhẹ
- Những giải pháp hợp lý trong việc xây dựng công trình tàu điện ngầm tại Hà Nội