Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Hà Nội tái khởi động siêu đô thị ven sông Hồng sau 22 năm 'trên giấy'

Hà Nội tái khởi động siêu đô thị ven sông Hồng sau 22 năm 'trên giấy'

Viết email In

UBND thành phố yêu cầu các Sở, ngành xem xét để thông báo nhà đầu tư lập lại dự án sau hơn 2 thập kỷ không thể triển khai.

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - Nguyễn Thế Hùng vừa có văn bản yêu cầu các Sở và UBND quận Tây Hồ và Ba Đình thực hiện phần nhiệm vụ đã được giao liên quan đến dự án Trấn Sông Hồng (còn gọi là Song Hong City). Sau đó, các cơ quan này phải tổng hợp ý kiến của các đơn vị và đề xuất, báo cáo UBND thành phố.  


(Nguồn: Dự án quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng - 2007) 

Trước đó, Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội đã có văn bản đề nghị UBND thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc thông báo cho nhà đầu tư các chỉ tiêu quy hoạch để lập lại dự án trên. Trường hợp quy mô dự án không phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt, để đảm bảo môi trường đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ giới thiệu cho nhà đầu tư địa điểm khác phù hợp với quy hoạch để nhà đầu tư lập dự án, báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định. 

Dự án Trấn Sông Hồng được nhà đầu tư Singapore đề xuất xây dựng tại một mảnh đất ngoài đê khu vực An Dương từ năm 1994. Đơn vị này cũng thành lập Liên doanh Công ty cổ phần phát triển đô thị Trấn Sông Hồng để thực hiện dự án với vốn điều lệ 61 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư dự kiến khi đó là 240 tỷ đồng. Theo thỏa thuận với UBND thành phố Hà Nội lúc đó, phía Singapore đã thiết kế một khu dân cư hiện đại với các cao ốc là một quần thể gồm nhà ở, văn phòng thương mại, khách sạn, khu vui chơi và sinh hoạt cộng đồng nhằm giúp Hà Nội có một tiểu khu như ở đảo quốc sư tử. 

Hà Nội cũng đã lập ban quản lý dự án. Tuy nhiên, do có một số vướng mắc sau đó, đặc biệt là vấn đề trị thủy nên dự án vẫn chưa triển khai được. 

Gần đây, UBND thành phố Hà Nội cũng vừa phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chiến lược phát triển quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng tại Hà Nội: Đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Theo quyết định, quy mô nghiên cứu dự án khoảng 3.000 ha trong phạm vi 2 tuyến đê tả và đê hữu sông Hồng hiện có với chiều dài khoảng 11km dọc sông. 

Ngọc Tuyên 
(VnExpress)  


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2410 khách Trực tuyến

Quảng cáo