Ashui.com

Tuesday
Jan 07th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Nhiều dự án giao thông chưa quyết toán được

Nhiều dự án giao thông chưa quyết toán được

Viết email In

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho rằng, kết quả giải ngân các dự án giao thông trong năm 2016 đạt thấp là do các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa theo dõi, quản lý chặt chẽ tổng mức đầu tư, chi phí thực hiện các dự án dẫn tới việc lập kế hoạch giải ngân không sát với thực tế. 

Theo báo cáo tổng kết năm 2016 của Bộ GTVT, trong năm qua bộ được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tổng vốn đầu tư các dự án là 49.463 tỉ đồng. Trong đó, 39.384 tỉ đồng là kế hoạch của năm 2016 và 10.080 tỉ đồng kế hoạch năm 2015 kéo dài.  


Nhiều dự án mở rộng quốc lộ 1A hiện nay chưa quyết toán xong
(Ảnh: Lê Anh) 

Mặc dù kế hoạch được giao lớn nhưng tính đến hết năm 2016, nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã giải ngân chỉ đạt 33.387 tỉ đồng, bằng 75,2% kế hoạch năm 2016. 

Theo đánh giá của Bộ GTVT, kết quả giải ngân kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016 đạt thấp, chủ yếu do các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa theo dõi, quản lý chặt chẽ tổng mức đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư các dự án dẫn tới việc lập kế hoạch giải ngân không sát với thực tế; lúng túng, thiếu chủ động trong việc xác định vốn dư trong quá trình thực hiện.

Việc xử lý các thủ tục phát sinh khi thực hiện các dự án (như đền bù lún nứt nhà dân khi thi công, xử lý trượt giá ở các dự án quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; xử lý biến động về giá cả nguyên, vật liệu ở dự án luồng cho tàu tải trọng lớn vào sông Hậu; phê duyệt lại phương án tài chính dự án BOT hầm đường bộ qua Đèo Cả...) thiếu sát sao, tốn rất nhiều thời gian mà không xử lý được dứt điểm cũng là một trong những nguyên nhân khiến kết quả giải ngân đạt thấp.

Bên cạnh đó, việc phê duyệt kết quả thanh toán, quyết toán các dự án cũng rất chậm chễ. Tới nay, nhiều dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 cũng chưa phê duyệt được quyết toán để xác định chính xác chi phí đầu tư.

Năm 2017, dự kiến kế hoạch vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, Bộ GTVT được bố trí 133.411 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn nước ngoài 97.221 tỉ đồng, vốn trong nước 36.190 tỉ đồng.

Bộ GTVT cho rằng, để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch năm 2017, các tồn tại nêu trên cần được rút kinh nghiệm, xử lý dứt điểm từ những ngày đầu, tháng đầu ngay sau khi được giao kế hoạch trung hạn và kế hoạch năm.

Vì vậy, cần nâng cao việc thẩm định thiết kế, dự toán các công trình, dự án đảm bảo đầu tư hiệu quả, tăng cường đấu thầu. Đặc biệt, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải theo dõi chặt chẽ chi phí dự án, xác định chính xác nhu cầu sử dụng vốn của dự án để xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết, đề xuất điều chỉnh kế hoạch kịp thời, tránh lãng phí vốn đầu tư.

Không chỉ các dự án vốn ngân sách nhà nước chậm quyết toán, hiện nay các dự án BOT cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Sự chậm trễ này đã khiến nhiều dự án chưa xác định được chính xác thời gian thu phí dẫn tới sự bức xúc trong dư luận. Việc lấy tổng mức đầu tư ban đầu rất cao để tính thời gian thu phí kéo dài đã khiến nhiều dự án thu phí kéo dài đến hàng chục năm. 

Lê Anh 
(TBKTSG)  


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 5712 khách Trực tuyến

Quảng cáo

  


Loading...