Ashui.com

Wednesday
Apr 24th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Bộ GTVT muốn "nới" Nghị quyết Quốc hội để nâng cấp các dự án BOT

Bộ GTVT muốn "nới" Nghị quyết Quốc hội để nâng cấp các dự án BOT

Viết email In

Nghị quyết 437/2017 của Quốc hội không cho phép đầu tư các dự án BOT trên các tuyến đường hiện hữu, chỉ áp dụng hình thức BOT với các tuyến đường hoàn toàn mới để đảm bảo sự minh bạch và người dân dễ lựa chọn. Chính sách đó là rất đúng, nhưng cũng gây ra một số ảnh hưởng đến các dự án hiện hữu. Do đó, cả Bộ GTVT lẫn doanh nghiệp đều mong muốn Quốc hội “nới” nghị quyết này để phù hợp với thực tế hơn.


Các dự án BOT cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện hữu phải dừng nâng cấp theo Nghị quyết 437 của Quốc hội từ năm 2017 đang đề xuất các điều kiện chuyển tiếp để thực hiện hợp đồng đã ký. (Ảnh: TL)

Trước năm 2017, rất nhiều dự án BOT dưới hình thức nâng cấp, cải tạo các tuyến đường quốc lộ, cao tốc đã xuống cấp để thực hiện thu phí khiến cho người dân gặp khó vì các tuyến đường này vốn được đầu tư bằng vốn ngân sách. Nếu nâng cấp cả tuyến đường hiện có để thu phí và và xây dựng đồng thời các dự án BOT mới trên các tuyến tránh cũng thu phí khiến người dân không có lựa chọn nào khác vì phải đóng phí trên tất cả các tuyến giao thông nói trên.

Tại các dự án nâng cấp này cũng có nhiều vấn đề về minh bạch tài chính chưa được giải đáp. Do đó, Nghị quyết 437 của Quốc hội từ cách đây hơn ba năm đã nhận ra những bất cập này và yêu cầu không đầu tư dự án BOT trên đường hiện hữu, chỉ đầu tư dự án áp dụng hình thức BOT đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân.

Nhưng thực tế lại nảy sinh một số bất cập sau khi Nghị quyết có hiệu lực vì Nhà nước hiện ít có ngân sách để nâng cấp, cải tạo các tuyến đường quốc lộ, cao tốc hiện có. Trong khi đó, các tuyến BOT hiện có (ví dụ như cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ) muốn nâng cấp, mở rộng làn đường cũng không có cơ chế để thực hiện.

Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, chủ đầu tư dự án cao tốc này mới đây đã gửi văn bản lên Bộ GTVT muốn tháo gỡ một phần nghị quyết để nâng cấp tuyến đường từ 8 làn xe hiện có lên 10 làn xe, vẫn theo hình thức BOT, nhằm tăng tải, tránh ách tắc. Tương tự, một số địa phương khác đề nghị bổ sung một vài hạng mục vào các dự án BOT hiện hữu như mở rộng các cầu Như Nguyệt, Xương Giang (thuộc dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang) hay mở rộng cầu Tam Kỳ thuộc dự án Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Nam.

Bộ GTVT cũng đồng tình với những đề xuất này của doanh nghiệp và địa phương. Trong văn bản của Bộ này gửi lên Ủy ban Kinh tế (Quốc hội) có đoạn viết: Trong hơn 3 năm qua đã dừng 14 dự án đầu tư trên các tuyến đường giao thông hiện hữu đúng như Nghị quyết của Quốc hội. Song trước tình hình thực tế và việc kêu gọi đầu tư hợp tác công-tư (PPP), trong đó có BOT gặp khó, Bộ GTVT đề xuất điều khoản chuyển tiếp đối với các dự án BOT trên các tuyến đường hiện hữu đã ký hợp đồng và thực hiện đầu tư trước ngày Nghị quyết 437 có hiệu lực được tiếp tục thực hiện điều khoản chuyển tiếp để tiếp tục được thực hiện theo hợp đồng đã ký. Hình thức này là cho phép đầu tư bổ sung các hạng mục nâng cấp, mở rộng thực sự cần thiết tại các dự án BOT đang khai thác để tăng cường kết nối, phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư và thuận lợi cho giao thông.

Lan Nhi

(TBKTSG)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 3112 khách Trực tuyến

Quảng cáo