Năm 5 tỉnh, thành phố gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Long An được đề nghị đầu tư đường vành đai 4 (TPHCM) tổng chiều dài quy hoạch 197,6 km.
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị giao 5 tỉnh, thành phố gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Long An làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đường vành đai 4, TPHCM.
Hướng tuyến quy hoạch các tuyến đường vành đai xung quanh TPHCM
Dựa trên hướng tuyến đã được quy hoạch, Bộ GTVT đã đề nghị mỗi tỉnh đầu tư đoạn đi qua đi qua địa phương mình.
Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Phú Mỹ - Bàu Cạn , chiều dài 18 km.
Tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên (không bao gồm cầu Thủ Biên), chiều dài 45 km.
Tỉnh Bình Dương được đề nghị là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu Thủ Biên - Sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài 49 km.
Còn TPHCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài 17 km.
Tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn kênh Thầy Cai - Hiệp Phước (gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận TPHCM), chiều dài 71 km.
Cập nhật về tình hình thực Bộ GTVT cho biết đến nay đường vành đai 4 chỉ có đoạn qua tỉnh Bình Dương đã đầu tư được khoảng 21 km bằng nguồn ngân sách địa phương, hiện đang tiếp tục nghiên cứu đầu tư mở rộng theo quy hoạch. Còn tỉnh Long An đang triển khai đầu tư 25 km.
Hiện nay, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đoạn Bến Lức - Hiệp Phước trình Bộ Giao thông Vận tải nhưng chưa được phê duyệt, các đoạn còn lại chưa được nghiên cứu.
Hồ sơ đoạn Bến Lức - Hiệp Phước đã được Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận bàn giao cho tỉnh Long An tiếp tục nghiên cứu.
Tuyến vành đai 4 được quy hoạch có chiều dài 198 km, từ 6-8 làn xe. Tuyến đường này đi qua TPHCM; Bà Rịa – Vũng Tàu; Long An; Đồng Nai; Bình Dương), tổng mức đầu tư ước tính 100.000 tỉ đồng. Dự án chia thành 5 đoạn, trong đó mới chỉ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đoạn Bến Lức - Hiệp Phước dài 35,8 km. |
(KTSG Online)
- Siết chặt công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Chốt phương án nối thông cao tốc Bắc-Nam gần 120.000 tỷ đồng
- Đề xuất rút ngắn thủ tục đầu tư Vành đai 3 TP HCM
- Đà Nẵng: Thu hồi đất ở nhiều dự án để làm công viên công cộng
- Ký hợp đồng BOT chuẩn bị xây dựng cao tốc đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo
- Quảng Nam dành gần 50.000 tỉ đồng để đầu tư nhà ở trong 10 năm
- Đổi mới hệ thống pháp luật về đất đai để phù hợp nhu cầu phát triển
- TP.HCM: Chưa đánh giá được cơ chế đặc thù về bồi thường, tái định cư
- Nghị định 69 về cải tạo nhà chung cư: Đảm bảo an toàn, hài hòa lợi ích
- Đề nghị sửa đổi Luật Đất đai trong năm 2022 với 11 nhóm chính sách