Ashui.com

Saturday
Nov 23rd
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Chính phủ kiến nghị Quốc hội điều chỉnh một số nội dung của dự án sân bay Long Thành

Chính phủ kiến nghị Quốc hội điều chỉnh một số nội dung của dự án sân bay Long Thành

Viết email In

Dự án xây dựng sân bay Long Thành gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, Chính phủ thừa nhận khó có thể về đích ngay trong năm 2025 theo đúng kế hoạch và kiến nghị đầu tư thêm đường băng số 2 ngay từ giai đoạn 1...

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình báo cáo và kiến nghị Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sân bay Long Thành.


(Ảnh minh hoạ)

Theo đó, dự án sân bay Long Thành được chia làm ba giai đoạn.Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư xây dựng một đường băng và một nhà ga với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Thời điểm hoàn thành và đưa vào khai thác chậm nhất năm 2025.

Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai dự án gặp một vấn đề như thời gian thi tuyển kiến trúc nhà ga kéo dài, làm chậm quá trình chuẩn bị đầu tư. Hơn nữa, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tiến độ thiết kế kỹ thuật, đặc biệt là trong công tác huy động chuyên gia nước ngoài.

Đặc biệt, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) phải thực hiện hai lần mời thầu mới lựa chọn được nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm thực hiện gói thầu xây dựng nhà ga hành khách. Điều này kéo dài thời gian xây dựng đến cuối năm 2025 và mất thêm gần một năm tiếp theo cho công tác lắp đặt các thiết bị bên trong cũng như vận hành thử

Thêm vào đó, một số công trình dịch vụ hàng không thuộc dự án thành phần 4 do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì thực hiện chậm. Nguyên nhân được xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệp do lần đầu triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và phải sửa đổi quy định pháp luật để thực hiện.

Chính vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận dự án không thể về đích trong năm 2025 như kế hoạch đã đề ra. Chính phủ kiến nghị Quốc hội lùi thời gian hoàn thành dự án “chậm nhất đến cuối năm 2026”.

Bên cạnh những khó khăn trên, theo đánh giá của ACV, việc chỉ có một đường băng sẽ gặp nhiều rủi ro trong quá trình khai thác. Trước đó, tại thời điểm Quốc hội phê duyệt chủ trương dự án đã nhận ra, nhưng do vốn hạn chế, nên dự tính nếu đường băng duy nhất ở sân bay Long Thành gặp sự cố thì sân bay Tân Sơn Nhất đóng vai trò hỗ trợ.

Mặc dù vây, khả năng khai thác theo quy hoạch của sân bay Tân Sơn Nhất có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận tại. Bởi thực tế, trong năm 2023, sản lượng khai thác của Tân Sơn Nhất đã đạt trên 41 triệu hành khách, gần chạm ngưỡng quy hoạch 50 triệu hành khách. Dự kiến đến năm 2030, tổng nhu cầu vận tải hàng không của TP.HCM và các tỉnh lân cận khoảng 71 triệu hành khách/năm.

Do đó, trong trường hợp đường băng duy nhất của sân bay Long Thành gặp sự cố sẽ phải chuyển các chuyến bay sang sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu vào giai đoạn cao điểm rất có khả năng sân bay tại TP.HCM rơi vào tình trạng quá tải. Khi đó, máy bay buộc phải bay chờ trên không, làm phát sinh thêm chi phí và ảnh hưởng tới môi trường.

Chính vì vậy, Chính phủ cho rằng việc xây dựng thêm đường băng sẽ đáp ứng nhu cầu khai thác của sân bay Long Thành khi xảy ra sự cố, không phải chuyển sang Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, nếu có thêm đường băng sẽ hỗ trợ tốt cho Tân Sơn Nhất trong trường hợp gặp sự cố.

Hơn nữa, tại giai đoạn hai sẽ có ba đường băng, trường hợp có một đường cất hạ cánh gặp sự cố thì với hai đường cất hạ cánh còn lại, sân bay Long Thành vẫn có thể phục vụ được với công suất khoảng 50 triệu hành khách/năm.

Ngoài ra, việc đầu tư đường băng số hai ở giai đoạn hai sẽ gặp rắc rối khi làm gián đoạn khai thác cảng do phải đấu nối hạ tầng, hệ thống điều khiển kỹ thuật… với đường băng số 1. Đồng thời, việc xây dựng đường băng sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác Cảng do bụi đất phát sinh trong quá trình thi công.

Với các lý do đó, Chính phủ nhận định hiện mặt bằng đã thuận lợi, chỉ cần xây dựng kết cấu mặt đường và lắp đặt trang thiết bị là có thể khai thác thêm một đường băng với chi phí đầu tư đường băng dự tính khoảng 3.304 tỉ đồng. Chi phí này sẽ do ACV sử dụng từ nguồn tiết kiệm sau đấu thầu và dự phòng do đó sẽ không vượt tổng mức đầu tư 99.019 tỷ đồng của dự án thành phần 3 do doanh nghiệp này thực hiện.

Khi chi phí đầu tư không tăng nhưng năng lực và hiệu quả khai thác của cảng tăng lên, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án. Vậy nên, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh hai nội dung chủ trương đầu tư dự án là đầu tư thêm đường băng số hai ở giai đoạn 1.

Huỳnh Dũng

(VnEconomy)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 1922 khách Trực tuyến

Quảng cáo

  

  


Loading...