Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Chậm nhất tháng 12 giao mặt bằng Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia

Chậm nhất tháng 12 giao mặt bằng Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia

Viết email In

UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao cho Ban quản lý dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (BTLSQG) chậm nhất vào tháng 12 năm nay.

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước xây dựng BTLSQG đối với tiến độ triển khai Dự án này.



Theo đó, UBND TP Hà Nội phải tiếp tục bố trí vốn để Ban quản lý dự án triển khai xây dựng các công trình phục vụ công tác di chuyển hệ thống kênh mương tưới tiêu; thi công san nền chống lấn chiếm và chuẩn bị mặt bằng phục vụ công tác thi công; lập Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cây xanh công viên Hữu nghị,...

Bộ Xây dựng có trách nhiệm phải căn cứ kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm được giao cho Dự án BTLSQG, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch vốn cho toàn bộ dự án, trong đó phân bổ riêng cho Dự án thành phần nội dung và hình thức trưng bày BTLSQG (do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư) và chuyển nguồn vốn cho Dự án thành phần đầy đủ theo chỉ tiêu kế hoạch vốn đã được phân bổ.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng phải thẩm định và phê duyệt thiết kế điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 của ô đất số 7 thuộc khu đô thị mới Tây Hồ Tây.

Đối với khu vực trưng bày ngoài trời của Bảo tàng, Phó Thủ tướng yêu cầu đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 chỉ xác định vị trí tổng thể theo đề cương tổng quát đã được phê duyệt, thiết kế chi tiết nhà thầu thiết kế trưng bày sẽ thực hiện sau, trên cơ sở đề cương chi tiết và kịch bản trưng bày.

Theo Đề án xây dựng BTLSQG đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2006 (Quyết định 281/2006/QĐ-TTg), Bảo tàng được xây tại phía Đông Nam Khu công viên Hữu nghị, thuộc Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, quy mô nghiên cứu sử dụng đất khoảng 10 ha, trong khuôn viên 28 ha của Công viên Hữu Nghị.

BTLSQG trong tương lai sẽ là một công trình văn hóa lớn, hiện đại, một tổ hợp kiến trúc gồm các khu chức năng chính như: Tòa nhà chính của Bảo tàng, Không gian “Khám phá-Sáng tạo” và trưng bày dành cho tuổi trẻ, Khu tưởng niệm danh nhân nằm trong một tổng thể sân, cây xanh và Không gian trưng bày ngoài trời, tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống.

Cũng theo Đề án này, các công việc như tổ chức thi tuyển quốc tế về thiết kế kiến trúc công trình; Lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và tổng dự toán công trình; Khởi công và hoàn thành xây dựng công trình được thực hiện từ năm 2006-2010.

Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, tiến hành các thủ tục về mặt tổ chức sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, thành lập Bảo tàng Lịch sử quốc gia, thiết kế nội thất bảo tàng; tổ chức trưng bày và khánh thành Bảo tàng. 

Vi Anh (Nguồn: Văn bản 210/TB-VPCP) 

>> Nikken Sekkei tư vấn lập dự án đầu tư và thiết kế xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử quốc gia 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2147 khách Trực tuyến

Quảng cáo