Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Bộ Xây dựng kiến nghị nới tín dụng "cứu" bất động sản

Bộ Xây dựng kiến nghị nới tín dụng "cứu" bất động sản

Viết email In

Bộ Xây dựng đề xuất với Chính phủ: Cần phân biệt các loại bất động sản thiết yếu để có chính sách tín dụng phù hợp.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay bất động sản chiếm trung bình khoảng 10% tổng dư nợ của toàn hệ thống.

Tính tới 31/12/2010, tổng dư nợ cho vay bất động sản đạt khoảng 228.000 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2009.

Hiện ngân hàng có phân định được tỷ lệ vay của các loại hình bất động sản, nhưng không phân biệt được loại hàng hóa thiết yếu và không thiết yếu (nhà ở cao cấp, nhà ở bình dân, bất động sản nghỉ dưỡng ...).

Điều này, theo quan điểm của Bộ Xây dựng, dễ dẫn đến vốn tập trung nhiều vào các dự án nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, khi thị trường bão hòa sẽ dễ đổ vỡ, thị trường "bong bóng" thường xuất phát từ sự phát triển quá nóng các bất động sản cao cấp.

Việc cho vay tín dụng có thế chấp cho cá nhân mà các tổ chức tín dụng đang thực hiện hiện nay cũng sẽ dễ dẫn đến việc chỉ những người có tài sản thế chấp mới được vay và vay nhiều lần với mục đích đầu tư, đầu cơ.

Ngoài ra, theo Bộ Xây dựng, nguồn tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng hầu như không có, trong khi lãi suất vay ngắn hạn lại cao (đa số các ngân hàng đang áp dụng lãi suất từ 16%/năm đến 18%/năm hoặc cao hơn). Khi ngân hàng siết chặt cho vay sẽ tác động tới kế hoạch triển khai dự án của các chủ đầu tư, thậm chí phải dừng thi công, gây lãng phí, giảm nguồn cung cho thị trường.

Vì thế cần phải có tiêu chí cho vay và ưu tiên cho vay các dự án có tính thanh khoản cao, hạn chế cho vay các dự án cao cấp.

Trong năm 2010, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt hơn 6,8 tỷ đô la Mỹ, chiếm 36,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới của cả nước.

Mức vốn này tuy có giảm so với năm trước nhưng vẫn có 27 dự án mới được cấp giấy phép. Đối với một số dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chủ đầu tư không triển khai thực hiện dự án, các địa phương đã thu hồi để kêu gọi các nhà đầu tư khác. 
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đề xuất loạt giải pháp cho thị trường bất động sản: Hạn chế tiến tới chấm dứt việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch bất động sản, nhất là đối với các hợp đồng huy động vốn, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, giao dịch thuê nhà ở để giảm áp lực tiền mặt và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia.

Một lần nữa, việc thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà và nghiên cứu thí điểm mô hình Quỹ đầu tư tín thác bất động sản lại tiếp tục được Bộ Xây dựng đề nghị.

Để chấn chỉnh thị trường bất động sản hiện nay, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết hoặc Thủ tướng ban hành Chỉ thị về bình ổn thị trường bất động sản. 
 
T.Q
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2628 khách Trực tuyến

Quảng cáo