Theo công văn, các dự án chậm triển khai 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án được duyệt gồm: Dự án Khu sinh thái Thăng Long do CTCP xuất nhập khẩu Thăng Long làm chủ đầu tư tại huyện Chương Mỹ; Dự án xây dựng sân golf do Công ty TNHH DKEND Việt Nam làm chủ đầu tư tại Chương Mỹ; Dự án Khu du lịch sinh thái Anatara do Công ty TNHH Sỹ Ngàn làm chủ đầu tư; Dự án xây dựng tổ hợp văn phòng cao tầng do Công ty cổ phần xây dựng số 6; Dự án Xây dựng trường dân lập dạy nghề do Hợp tác xã CN Hoàng Văn Thụ làm chủ đầu tư tại quận Hai Bà Trưng; Dự án xây dựng trung tâm sách huyện Thanh Trì do Công ty phát hành sách HN làm chủ đầu tư tại huyện Thanh Trì; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ do Công ty TNHH thương mại công nghệ Hoàng Phát làm chủ đầu tư; Dự án xây dựng xưởng lắp ráp thiết bị điện tử do Công ty cổ phần Fortyca làm chủ đầu tư tại Cầu Giấy…
Mặc dù chậm triển khai 24 tháng nhưng các dự án trên vẫn được TP cho tiếp tục triển khai. Sau thời gian cam kết, nếu không hoàn thành đúng tiến độ sẽ thu hồi.
Công văn cũng chỉ rõ 27 doanh nghiệp có dự án sử dụng sai mục đích gồm: Dự án xây dựng xưởng cơ khí và mộc do HTX thương mại Đồng Thanh quận Hai Bà Trưng làm chủ đầu tư; Dự án xây dựng khu nhà ở phía Đông hồ Nghĩa Đô do Công ty KD nhà số 3 làm chủ đầu tư; Dự án xây dựng mở rộng Viện Bỏng do Viện Bỏng quốc gia làm chủ đầu tư; Xây dựng trụ sở làm việc Cục biểu diễn nghệ thuật tại quận Ba Đình; Dự án xây dựng TTTM vật tư NN do Công ty cổ phần vật tư nông sản làm chủ đầu tư; Công ty TNHH Văn Minh với việc sản xuất hàng gốm sứ; Xây dựng trụ sở Ủy ban Hội VHNT VN; Dự án Xây dựng HTKT khu di dân tái định cư tuyến đường Láng Hạ do Tổng Công ty nhà Hà Nội làm chủ đầu tư. Ngoài ra còn một số DN như: Công ty TNHH Hùng Hợp, Công ty TNHH Triệu Tuấn, Công ty cầu 5 Thăng Long, Công ty cổ phần tư vấn công nghệ mỏ, Công ty TNHH Hồ Tây, Công ty TNHH Hòe Nhai… cũng nằm trong danh sách sử dụng đất sai mục đích.
Ngoài ra, 5 dự án TP đề nghị thu hồi gồm: Công ty TNHH Kỹ thuật Ngọc Đức với dự án Sản xuất chế tạo linh kiện kim loại; Công ty TNHH Đà Đông – Chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm găng tay ở Đan Phượng; Công ty cổ phần cơ khí 75, tại huyện Thanh Trì với dự án xây dựng nhà ở chung cư; Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Gia Lâm và Tổng công ty xây dựng (Bộ Xây dựng).
Trong 5 dự án trên có 2 dự án thuê đất thì 1 dự án đã nộp đủ tiền, còn 1 dự án nợ tiền thuê đất 63.200.000 đồng là Công ty TNHH Đà Đông – Nhà máy sản xuất các sản phẩm găng tay ở Đan Phượng. Đối với 3 dự án còn lại, trong đó 1 dự án còn nợ 2.486.300.000 đồng là Công ty cổ phần cơ khí 75, tại huyện Thanh Trì với dự án xây dựng nhà ở chung cư. Hai dự án chưa kê khai nộp tiền sử dụng đất là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Gia Lâm và Tổng công ty xây dựng (Bộ Xây dựng).
Gần đây nhất, UBND TP cũng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giám sát 13 đơn vị bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai với số tiền 204,5 triệu đồng. Đó là các đơn vị: Công ty CP Lixeha (tại số 181 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa), Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy); Công ty CP Xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội bị xử phạt tại 2 khu đất, tại số 622 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng và số 15 An Dương, quận Tây Hồ.
Ngoài ra, 9 đơn vị, tổ chức bị lập hồ sơ đề nghị UBND TP ra quyết định thu hồi đất với tổng diện tích lên tới 43.570m2 bao gồm: HTX Vận tải Hòa Hưng (phường Phú La, quận Hà Đông) với diện tích 1.200m2; Công ty CP Sunco (Cụm công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm) với 10.097m2; Công ty CP Nông sản thực phẩm Hà Tây (phường Quang Trung, quận Hà Đông); HTX Dệt Hồng Vinh (phường Thổ Quan, quận Đống Đa). Riêng tại địa bàn huyện Đan Phượng có 5 đơn vị, tổ chức bị lập hồ sơ đề nghị thu hồi đất là Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thuận Phát với 9.000m2, Trung tâm Phát triển chăn nuôi bò sữa Hà Tây với 612m2, Công ty TNHH Tuyết Nga với hơn 9.100m2, Công ty CP Giám định Vinacontrol với 2.500m2, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Phát với hơn 9.300m2.
TP cũng yêu cầu, sau khi xử phạt mà đơn vị không khắc phục, tiếp tục vi phạm thì lập hồ sơ thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Đây cũng là một trong các động thái chứng tỏ TP Hà Nội đang quyết liệt trong vấn đề xử lý vi phạm đất đai.
Linh Vân
Tin mới hơn:
- Mở bán đợt 1 dự án Làng sinh thái du lịch Eco Village, tỉnh Long An
- Chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng rục rịch chuyển hướng?
- Rơi rụng dần những dự án tỉ đô la
- Ám ảnh nợ xấu bất động sản
- Thu hồi dự án công viên phần mềm lớn nhất Việt Nam
Tin cũ hơn:
- Sacomreal xây 8 tổ hợp chung cư cao 43 tầng tại TP.HCM
- Thị trường địa ốc: Tìm lại giá trị cốt lõi
- Ninh Thuận triển khai khu đô thị mới Đông Bắc
- Chuyển đổi hơn 270ha đất tại Vĩnh Phúc để triển khai 10 dự án
- Bà Rịa-Vũng Tàu thu hồi nhiều dự án du lịch