Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Dự án hầm Đèo Cả: Bộ Giao thông vận tải muốn thay nhà thầu EPC

Dự án hầm Đèo Cả: Bộ Giao thông vận tải muốn thay nhà thầu EPC

Viết email In

Quá sốt ruột với tiến độ dự án đặc biệt quan trọng trên quốc lộ 1 này, bộ Giao thông vận tải vừa kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ thay thế nhà thầu EPC cũng như thay đổi nguồn vốn (phần vốn BOT) thực hiện dự án hầm Đèo Cả. 

Theo bộ Giao thông vận tải, theo hợp đồng đã ký, dự kiến dự án hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm 2016. Tuy nhiên, đến nay, nhà đầu tư (công ty cổ phần BOT Đèo Cả) chưa thực hiện xong thiết kế kỹ thuật hạng mục quan trọng nhất: hầm Đèo Cả. Hiện dự án đã chậm tiến độ 13 tháng. Bên cạnh đó, khoản vốn vay để thực hiện dự án phần BOT (hơn 10.000 tỉ đồng trong tổng số trên 15.600 tỉ tổng mức đầu tư của dự án) vẫn chưa xác định rõ ràng. 


Hiện dự án đã chậm tiến độ 13 tháng.

Đối với phần vốn BOT, trước đây, nhà đầu tư đã được nhóm ngân hàng Pháp cam kết cho vay và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc việc bảo lãnh.Tuy vậy, theo bộ Giao thông vận tải, đến nay, nhà đầu tư này vẫn chưa ký được hợp đồng với các tổ chức tín dụng nói trên. Bộ Giao thông vận tải nhận định, việc đàm phán vay vốn nước ngoài thường kéo dài, nhanh nhất cũng phải tháng 9.2014 mới có thể ký hợp đồng EPC, hợp đồng tín dụng và khởi công. Với lo ngại này, cũng là để “bù đắp” chậm trễ thời gian qua, bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ “không thực hiện bảo lãnh của Chính phủ cho nhà đầu tư vay vốn (nước ngoài)”, thay vào đó “sử dụng vốn vay từ các ngân hàng thương mại trong nước”. Cùng với đó, “cho phép không lựa chọn nhà thầu VINCI (của Pháp) thực hiện hợp đồng EPC hầm Đèo Cả nữa; thay vào đó, lựa chọn nhà thầu trong nước thi công dự án để đẩy nhanh tiến độ”. 

Cần phải nói thêm rằng, theo quy định của nhóm ngân hàng Pháp, một điều kiện để có được vốn vay là bên cho vay sẽ chỉ định nhà thầu EPC cho dự án. Vì vậy, công ty cổ phần Đèo Cả đã ký hợp đồng nguyên tắc EPC với VINCI contruction Grands Projects (của Pháp). Điều này để hiểu thêm, việc kiến nghị thay đổi nguồn vốn (từ ngoại sang nội) chính là để “cởi trói” ràng buộc lựa chọn nhà thầu EPC theo điều kiện ràng buộc cho vay trước đây. Ngoài ra, để “thuyết phục” cho đề xuất chuyển từ dùng vốn ngoại sang vay vốn nội, bộ Giao thông vận tải dẫn chứng rằng, cũng ngay trong dự án này, đối với phần vốn BT (dự án này gồm ba phần vốn: BOT, BT và vốn để giải phóng mặt bằng do ngân sách nhà nước đảm nhận), nhà đầu tư đã từng thành công khi kiếm tìm nguồn vốn nội thay cho vốn ngoại. Cụ thể, trong hơn 4.500 tỉ đồng phần vốn BT, công ty Đèo Cả đã quay sang vay của ngân hàng Công thương (Vietinbank) thay cho từ nguồn của Goldman Sachs International như dự kiến ban đầu. Bên cạnh đó, bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng còn cho rằng, việc chuyển sang vay vốn trong nước sẽ không cần bảo lãnh Chính phủ, do đó, “không dẫn đến tăng nợ công, cũng như vốn của các tổ chức tín dụng trong nước hiện đang “khá dồi dào”! 

(SGTT) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 3354 khách Trực tuyến

Quảng cáo