Tháng 9 này, chúng ta cùng đến với nghệ thuật điêu khắc, và tìm mối tương quan của nó với Kiến trúc.
Như chúng ta đã biết, mối tương quan này theo truyền thống thì điêu khắc thường đóng vai trò trang trí cho kiến trúc. Ngay trong hệ thống giảng dạy Beaux-Arts trước đây thì cả hội họa, giống như điêu khắc cũng có cùng nhiệm vụ.
Vậy điêu khắc đương đại có những điều gì khác biệt?
Ngày 8 tháng 9 tới đây, với chủ đề của năm “Nghệ thuật kiến trúc, những cách nhìn khác”, CLB Điện ảnh Kiến trúc cùng các bạn khám phá triết lý đằng sau những tác phẩm của một trong những nghệ sĩ điêu khắc tiên phong nhất từ thập niên 60 tới nay, đó là Richard Serra. Ông đã đặt lại hoàn toàn câu hỏi về một tác phẩm điêu khắc thông qua việc quan sát nó, việc chất liệu làm ra nó tác động như thế nào đến cảm quan của người quan sát. Hơn thế, tính tương tác của tác phẩm điêu khắc với kiến trúc hay cảnh quan của không gian triển lãm mang tính gắn kết hữu cơ. Tức là, tác phẩm điêu khắc được sáng tác phụ thuộc vào tính chất của không gian mà nó sẽ được trưng bầy, nó trở nên duy nhất. Để thành công, có thể nói, người nghệ sĩ phải có được sự cảm thụ rất tinh tế về không gian.
Richard Serra sinh ngày 2 tháng 11 năm 1938 tại San Francisco, (Mỹ), hhưng ông làm việc và thành danh tại New York. Ông được thế giới biết đến với những tác phẩm điêu khắc là những tấm thép có tỷ lệ lớn. Chúng là vật liệu có sự hiện diện vật lý, có trọng lượng riêng, là biểu tượng của ngành công nghiệp. Richard Serra sử dụng chúng để đối thoại với không gian triển lãm, để từ đó làm cho khán giả đồng thời với việc cảm nhận tác phẩm, còn khám phá không gian theo một cách khác biệt.
“Promenade” (tạm dịch: Cuộc dạo chơi) là tên mà Richard Serra đặt cho cuộc triển lãm định kỳ của mình tại Grand Palais (Cung điện Lớn), một kiệt tác kiến trúc của thành phố Paris. Ông là nghệ sĩ danh dự được mời để sáng tác và thể hiện tác phẩm của mình tại đây năm 2008. Nhân dịp này, đạo diễn Fodil Chabbi đã làm một cuốn phim tài liệu để ghi lại toàn bộ quá trình từ khi Richard Serra lên ý tưởng đến lúc hoàn thành tác phẩm này. Trong cuốn phim, ông đã nêu ra những thách thức khi phải đối mặt với một công trình kiến trúc đầy biểu tượng như Grand Palais, những tư duy sáng tác liên quan đến không gian và vật liệu thép, đặc biệt ông chia sẻ về nguồn cảm hứng đến từ những khu vườn Zen Myoshinji ở Kyoto, Nhật Bản mà ông đã từng trải nghiệm.
“Cuộc dạo chơi” chính là việc di chuyển trong không gian của những khu vườn Myoshinji đã hấp dẫn khách bộ hành ra sao, là nguồn cảm hứng để Richard Serra hướng khách tham quan cảm thụ tác phẩm của mình như vậy. Đây chính là chìa khóa mấu chốt trong triêt lý sáng tác của ông.
THỜI GIAN: 3 giờ chiều thứ Bảy, 08/09/2018 ĐỊA ĐIỂM: Hà Nội: AGOhub - 12 Hòa Mã |
# Vào cửa tự do. / Phim có phụ đề tiếng Việt và chiếu đúng giờ.
# Thực hiện: Xưởng VUUV
# Truyền thông: Ashui.com
# Tài trợ: INAX - Lixil Việt Nam
# Phối hợp tổ chức: AGOhub, Salon Văn hóa Cà phê thứ Bảy, Lightup Design Company, MAY Cafe
# Link sự kiện trên Facebook: https://www.facebook.com/events/1044251165735091/
- Chiếu phim: "Số nhà 89 Phố Shimen"
- Chiếu phim: "Cartographies" / biên đạo: Philippe Saire
- Chiếu phim: “Giá sách Bookworm” và “Ron Arad”
- Chiếu phim: Christian Dior, con người đằng sau huyền thoại
- Chiếu phim "Những công trình và di sản của Frank Lloyd Wright ở Nhật Bản"
- Chiếu phim: "Âm hưởng Thị giác, Chủ nghĩa Hiện đại của Julius Shulman"
- Chiếu phim: "Architectones theo cách nhìn của Xavier Veilhan"
- Chiếu phim: "James Turrell, con đường ánh sáng"
- Chiếu phim: "Kazimir Malevich, kẻ bứt phá"
- Chiếu phim: "Trong không gian của Mondrian"