Tại hội thảo "Thị trường bất động sản VN, những vấn đề DN cần quan tâm" tổ chức tại VCCI ngày 1-8, các chuyên gia cho rằng, tới nay đã có sự phối hợp về cơ chế chính sách, tín dụng cho nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Tuy vậy, phân khúc thị trường này vẫn còn nhiều rào cản với người thu nhập thấp.
Doanh nghiệp ít mặn mà
Các chủ đầu tư khi đầu tư vào phân khúc thị trường nhà ở thu nhập thấp được hưởng những cơ chế ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, tiến thuế đất trong phạm vi dự án, được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất (mức thuế suất 0%).
Ngoài ra, các DN này còn được hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi... Nhưng tới nay, phân khúc thị trường này vẫn còn nhiều rào cản khiến tỉ lệ người có thu nhập thấp tiếp cận và được hưởng những ưu đãi của Nhà nước vẫn còn quá ít. Khi chỉ ra nguyên nhân của vấn đề, và Vũ Thị Hòa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, không phải DN nào cũng mặn mà với dự án xây dựng nhà giá rẻ, nhà ở xã hội.
- Ảnh bên : Dự án nhà ở dãn dân khu ĐTM Bình Tân - TP. HCM (ảnh : Ashui.com)
Lý do là DN gặp phải vấn đề thủ tục phức tạp, rườm rà và cơ chế xin - cho đối với các dự án nhà giá rẻ. Trong khi đó lợi nhuận từ mảng thị trường này không nhiều như thị trường nhà ở cao cấp dù tiềm năng lớn. Ông Lê Khắc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vincom cho biết, Vincom vẫn đang tập trung vào mảng thị trường BĐS cao cấp, trong đó chú trọng tới những tiện ích như khu trung tâm giải trí, nhà gửi xe, trung tâm thương mại... Vì ông Hiệp tin rằng, trong tương lai nhu cầu trong phân khúc này sẽ cao.
Để giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho một số đối tượng đang có nhiều khó khăn, từ tháng 4-2009, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản liên quan tới cơ chế chính sách thúc đẩy việc đầu tư phát triển nhà ở cho một số đối tượng thông qua việc đầu tư xây dựng nhà ở cho HSSV, tạo điều kiện ưu đãi và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân; nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp (TNT) tại các đô thị. Nhưng tới nay, người thu nhập thấp hầu như vẫn không có đủ điều kiện cải thiện nhà ở, kể cả trong thời điểm thị trường được gọi là "đóng băng". |
Nhiều NH cũng có những chương trình cho người dân mua nhà trả góp tới 15 thậm chí 20 năm với lãi suất hợp lý. Nhưng công nhân, HSSV mới ra trường hay CBCNV nếu mua nhà trả góp, ngoài các thủ tục chứng minh để được vay vốn thì khoản lãi suất trong vòng 15-20 năm cũng là một khoản lớn khiến người dân ngần ngại.
Quỹ đất còn vụn vặt
Quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp được Nhà nước bố trí bằng quỹ đất đã được thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch; được sử dụng 20% quỹ đất trong các dự án thương mại, khu đô thị mới, khuôn viên cơ sở đào tạo... để xây dựng nhà ở xã hội, nhà giá rẻ.
Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành cho rằng, quy định thu 20% đất dự án của DN trích lại để xây dựng nhà ở thu nhập thấp như hiện nay là rất vụn vặt. "Trong khi yêu cầu một năm cần từ 30.000 - 50.000 căn hộ thì bao nhiêu dự án cộng lại cho đủ. Điều đó không tạo sự phát triển bền vững cho việc phát triển nhà cho người thu nhập thấp. Chúng ta cần có quỹ đất lớn để đầu tư một cách đồng bộ. Nhà nước có thể bán đấu giá những khu đất lớn như những "khu đất vàng", lấy số tiền đó đầu tư những khu đất lớn ở ngoại vi như Hóc Môn, Củ Chi, Q.7... như khu dân cư Thanh Đa Sài Gòn trước đây".
Điều này cũng có thể giải quyết phần nào nhu cầu "đất sạch" cho những nhà giá rẻ, nhà ở xã hội hiện đang còn nan giải do khâu giải phóng mặt bằng. Hiện cơ chế đền bù thoả thuận giữa DN và người dân được cho là nguyên nhân đẩy giá đền bù tại các đô thị lên cao, khiến các "chung cư giá rẻ" vượt xa tầm với của người thu nhập thấp.
Nhà được phân phối cho các đối tượng được hưởng chính sách cũng qua vài ba khâu trung gian khiến giá đội lên nhiều lần. "Mối lo này là chính đáng vì lâu nay trong việc áp dụng chính sách nhà nước vẫn có những khâu, những tổ chức thực hiện không đúng, chưa tốt" - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS thẳng thắn nhìn nhận.
• Nhà ở cho SV: Số dự án đăng ký cho giai đoạn 2009 - 2015 của 52 tỉnh, thành và hai bộ: Quốc phòng và Công an hiện là 267 dự án, với khoảng 4,8 triệu mét vuông sàn, đáp ứng cho khoảng 812.000 SV. • Nhà ở cho công nhân: Mới có 19 địa phương gửi báo cáo đăng ký với 110 dự án với hơn 6 triệu mét vuông sàn, đáp ứng cho khoảng 960.000 người. • Nhà ở cho người thu nhập thấp: Mới có 21 địa phương gửi báo cáo đăng ký 198 dự án với hơn 7,1 triệu mét vuông sàn, tương đương 166.390 căn hộ, đáp ứng cho khoảng 700.000 người. • Nhà ở hỗ trợ hộ nghèo khu vực nông thôn: Quyết định 167/2008/QĐ-TTg dự kiến đến hết năm 2012 sẽ có 500.000 hộ được hỗ trợ. Riêng trong năm 2009 đã có 126.048 hộ đề nghị được hỗ trợ. (Nguồn: Báo cáo ngày 30.6 của Bộ Xây dựng) • Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam: Bộ Xây dựng đã có kế hoạch ban hành 6 thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể liên quan đến vấn đề quản lý công tác xây dựng cơ bản, hướng dẫn chi tiết về giá thành, các đối tượng được thuê, thuê mua, hướng dẫn thành lập ban quản lý duy tu, bảo dưỡng, xây dựng phát triển các quỹ nhà cho người TNT nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng, giá thành, bảo đảm quyền lợi của người dân. Bộ cũng đang soạn thảo đề án quản lý thị trường BĐS và đất đai để trình Bộ Chính trị. |
LƯU THỦY
- Bất động sản TP Vinh: Chảy ngược dòng
- Mới có khoảng 25% bất động sản giao dịch qua sàn
- Nguồn cung nhà ở sẽ tăng mạnh
- Nhà đất sẽ "dễ thở" hơn vào cuối năm
- Nhiều chuyên gia quan tâm đến chính sách về nhà ở tại Việt Nam
- Quỹ đất ở - thực trạng và giải pháp phát triển
- Bất động sản Hà Nội: "Ấm" nhà để bán, "lạnh" mảng cho thuê
- Những kịch bản phát triển trung tâm mua sắm
- Thận trọng khi đầu tư nhà, đất ở Mỹ
- Kinh doanh bất động sản: Cuộc đua lên... chuyên nghiệp
Lời bình
vì với đồng lương của tôi thì mua nhà rất khó.tôi cảm ơn.mong nhận được hồi âm sớm.
Bạn có thể liên hệ với Ban quản lý nhà tại địa phương bạn đang công tác để được hướng dẫn thủ tục mua nhà. Nhưng bạn cần phải kiên nhẫn. :D
tin bình luận RSS của chủ đề này