Ba khu kinh tế được bổ sung gồm: Khu kinh tế Đông Nam (Quảng Trị), khu kinh tế Thái Bình (Thái Bình) và khu kinh tế Ninh Cơ ( Nam Định). Đối với các khu kinh tế ven biển hiện nay vốn ngân sách Trung ương vẫn là nguồn vốn chủ yếu, quan trọng để đầu tư hạ tầng thiết yếu trong khu kinh tế.
Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, mặc dù việc huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho khu kinh tế còn khó khăn nhưng nhờ nguồn vốn ngân sách Trung ương và sự thu hút khu vực tư nhân cùng tham gia đầu tư vào một số công trình hạ tầng khu kinh tế như đường trục, cảng nên một số khu kinh tế đã có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, cơ bản phục vụ được yêu cầu của nhà đầu tư như các Khu kinh tế Dung Quất, Chu Lai và Nghi Sơn.
Trong kế hoạch 2011, tổng vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương là 1.885 tỷ đồng, được bố trí cho 14 khu kinh tế ven biển. Đến thời điểm này, tổng giá trị giải ngân đạt gần 801 tỷ đồng, bằng 42% tổng kế hoạch vốn ngân sách trung ương 2011. Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng cho biết: Từ đầu năm đến nay, các khu kinh tế ven biển đã thu hút được 33 dự án đầu tư nước ngoài, kể cả các dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất với tổng vốn đầu tư đạt hơn 500 triệu USD (giảm 350 triệu USD so với cùng kỳ năm 2010) và 38 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt gần 66.000 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2010).
Q.M
Tin mới hơn:
- VEA kiến nghị hạn chế nhà thầu Trung Quốc
- Di dời sân bay Vũng Tàu
- Vấn đề về môi trường đe dọa ngành nông nghiệp
- Tham vấn chính sách môi trường tại khu kinh tế, làng nghề
- Xây dựng Trường Sa thành đô thị dịch vụ du lịch
Tin cũ hơn:
- Hải Phòng quy hoạch làng nghề để tránh ô nhiễm
- Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng của Việt Nam được bình chọn hàng đầu châu Á năm 2011
- Khởi động chương trình GreenBiz 2011
- Pháp muốn tài trợ vốn cho các dự án hạ tầng của TPHCM
- Kiến nghị đối với cơ chế tài chính xây dựng Thủ đô