Theo VSA, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, các nhà sản xuất cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu thép và phôi thép nước ngoài đang phải đối mặt với nguồn cung ngày càng dư thừa nên các doanh nghiệp này buộc phải tìm cách xuất khẩu dưới mức giá thành. Đầu tháng 2 các doanh nghiệp này chào bán dưới 400 USD/tấn, thì đến đầu tháng 3 chỉ còn 300 USD/tấn và hiện nay là 290 USD/tấn. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Đài Bắc - Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đang chào bán phá giá phôi thép vào Việt Nam, dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất phôi thép bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải nhập khẩu thép phế liệu (nguyên liệu chủ yếu dùng để luyện thành phôi thép) ở mức 250 USD/tấn, chưa kể chi phí gia công thì các doanh nghiệp sản xuất phôi trong nước khó có thể cạnh tranh một cách bình đẳng. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất phôi thép đang kiến nghị tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 5% hiện hành lên mức kịch trần cho phép trong WTO là 17%.
VSA cũng cho biết, hiện tổng công suất của các đơn vị sản xuất phôi thép đã đạt 2,7 triệu tấn/năm và sẽ dư thừa vì nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm trong khi năng lực sản xuất lại tăng. Trong năm nay, sẽ có thêm một số nhà máy đi vào hoạt động nâng tổng công suất phôi thép lên 5,55 triệu tấn. Nguồn cung này không những đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước mà còn có thể xuất khẩu.
Văn Xuyên
Tin mới hơn:
- Thị trường thép: Câu chuyện... “truyền thống”
- Doanh nghiệp sản xuất thép nội: Đừng tự làm khổ mình!
- Bê tông Holcim - Giải pháp mới cho công trình cao tầng
- Thị trường thép đang “hồi sức”
- Tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm mạnh
Tin cũ hơn:
- Mở rộng tầm nhìn về kính xây dựng
- Ngành thép vỡ quy hoạch
- Ngành đá ốp lát: Cơ hội và thách thức
- Ngành gốm sứ xây dựng đang khó khăn
- Tháo bỏ rào cản cho vật liệu xây dựng "sạch": Từ đâu?