Lễ hội "Ký ức cầu Long Biên" sẽ được tổ chức vào hai ngày 10 và 11/10/2009. Lần đầu tiên Hà Nội có một Festival nghệ thuật diễn ra ngay tại cây cầu mang nhiều dấu ấn lịch sử.
Cầu Long Biên – cây cầu nối liền quá khứ và hiện tại. Cầu được khởi công vào cuối thế kỷ XIX, khi ấy, Long Biên là một trong 4 cây cầu lớn nhất thế giới, nổi bật ở Viễn Đông. Trong quá trình tồn tại, cầu gắn liền với lịch sử hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ký ức Cầu Long Biên là ký ức của quân dân Hà Nội với tiếng súng mở màn cho cuộc kháng chiến lần thứ nhất, là ký ức của ngày tiếp quản Thủ đô 60 năm trước, là ký ức của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cầu đã chịu sự khốc liệt của chiến tranh, làm tròn nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến. Đến nay, cầu lại chứng kiến sự chuyển mình đi lên của đất nước từ khi thống nhất. Cầu Long Biên là một phần của thủ đô Hà Nội, vì thế, mọi biến cố có tầm vóc quốc gia xảy ra tại Hà Nội đều có sự chứng kiến và tham gia của cây cầu.
Lễ hội được chia làm 3 khu vực chính với các hoạt động sau:
1. Khu vực đầu cầu phía Hà Nội sẽ gồm sân khấu nghệ thuật thế kỷ 19 với trích đoạn nghệ thuật dân gian truyền thống như chèo, tuồng, quan họ, chầu văn, ca trù…
Khu phố Làng nghề truyền thống với các sản phẩm của 10 làng nghề tiêu biểu và Khu ẩm thực chợ quê.
2. Trên cầu Long Biên, về phần lễ, lễ khai mạc với sự xuất hiện của đoàn tàu kéo theo 4 toa chở các quan chức, khách mời, nghệ sĩ từ đầu cầu Hà Nội sang ga Long Biên.
Tiếp đó sẽ là các màn múa rồng, múa lân, trình diễn trống, màn tái hiện ngày thống nhất đất nước, trình diễn thời trang và nhạc cụ của 54 dân tộc Việt Nam trình diễn trang phục Hà Nội thế kỷ XIX.
Phần hội sẽ gồm vẽ ký họa và truyền thần của sinh viên các trường Mỹ thuật cho du khách, triển lãm 100 tác phẩm hội họa với chủ đề “Ký ức cầu Long Biên”, triển lãm các tác phẩm thư pháp, vẽ trang trí sáo diều và triển lãm sáo diều đồng bằng Bắc bộ, tái hiện các gánh hàng rong như cốm, hàng hoa, kẹo kéo, tào phớ, phở gánh, thi thả chim bồ câu, thả đèn trời và bắn pháo bông và hòa tấu nhạc cổ điển và trữ tình tại nhịp cầu gãy.
- Ảnh bên : Bà Nguyễn Nga – Giám đốc Festival (phải) và Ông Daniel Roussel – giám đốc thiết kế sản xuất lễ hội (trái) tại buổi họp báo giới thiệu Festival "Ký ức cầu Long Biên"
Vườn nghệ thuật là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại như sắp đặt, điêu khắc, Rạp chiếu phim lưu động ngoài trời sẽ trình chiếu liên tục một số bộ phim tài liệu về đề tài cầu Long Biên và ký ức Hà Nội.
Ngoài ra, tại khu vực bãi giữa sông Hồng còn có các hoạt động: Cắm cờ hội và triển lãm các tác phẩm sắp đặt nghệ thuật chong chóng, thi diều sáo vào buổi chiều, lễ cầu an theo nghi lễ Phật giáo và thả hoa đăng vào buổi tối.
Cầu Long Biên sẽ bừng sáng như một con rồng với màn trình diễn pháo hoa và 100 chiếc đèn trời. Hàng trăm tấm lụa được viết bằng chữ Hán-Nôm, quốc ngữ sẽ được cài lên thành cầu, bay trong gió như những vẩy rồng sặc sỡ.
Lễ hội là dịp để người dân Thủ đô và khách thập phương thưởng thức các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống và đương đại của Việt Nam trong dòng chảy chung của thế giới.
Mọi đóng góp cho dự án nghệ thuật nhiều ý nghĩa này xin liên lạc theo địa chỉ:
Maison des arts, 31A Văn Miếu, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 7478096.
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
- Trại kiến trúc sư trẻ toàn quốc lần III - Đắk Lắk 2009
- Triển lãm quốc tế "Nhà và Trang trí nội ngoại thất" - House & Decor '09
- Hội thảo Quốc tế “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”
- Phát động cuộc thi “Vì thủ đô Hà Nội hôm nay và mai sau”
- Triển lãm các công trình kiến trúc giành giải thưởng Dedalo Minosse của Italia tại Hà Nội
- Triển lãm "Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội 1875-1945"
- Hội thảo Góp ý dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch đô thị
- Hội nghị thông báo "Những phát hiện mới về khảo cổ học" lần thứ 44
- Hội thảo: “Xu hướng bất động sản Việt Nam”
- Triển lãm Quốc tế Bất động sản Việt Nam 2009