Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tin tức Sự kiện Hội nghị thông báo "Những phát hiện mới về khảo cổ học" lần thứ 44

Hội nghị thông báo "Những phát hiện mới về khảo cổ học" lần thứ 44

Viết email In

Tại hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 44 năm 2009 diễn ra trong hai ngày 24 - 25/9/2009, có nhiều phát hiện mới.

Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh khai quật thăm dò di tích đền Thái với diện tích 240m2, kết quả cho thấy quy mô Đền Thái rất rộng, có thể là công trình được nhà Trần xây dựng trước khi chọn An Sinh là nơi đặt lăng mộ của các vua Trần.

Giới khảo cổ đã khai quật di tích thời Trần lần thứ 3, trong đó 13 hố đào diện tích 404m2 chủ yếu ở khu Đền Trần và phụ cận.



Tiếp tục cuộc khai quật di tích đàn Nam Giao (Thanh Hóa) trên diện tích 3.088m2 đã xác định chính xác 3 nền đàn, 3 vòng đàn xây bằng đá, khẳng định đây là đàn tế Nam Giao của vương triều Hồ, là đàn tế cổ nhất còn tương đối nguyên vẹn dấu tích nền móng trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. 

Khai quật di dời di tích 62,64 Trần Phú, với diện tích 2.626m2 đã phát hiện dấu tích thành Hà Nội thời Nguyễn, móng nền kiến trúc thời Lê, cống thoát nước thời Trần, mộ táng, di cốt người và số lượng lớn di vật thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

Khai quật lò gốm Tuần Châu (Quảng Ninh) niên đại thế kỷ 7-9 sau CN; Khai quật Chùa,  Tháp Tường Long hợp tác với UBND quận Đồ Sơn (Hải Phòng) phát hiện nền chùa cổ niên đại Lý - Trần được gia cố trùng tu qua các thời kỳ.

Ngoài ra, thời đại đá còn có 16 báo cáo điều tra phát hiện mới ở Sơn La, Lai Châu, Quảng Trị… phát hiện mới về quần động hang Mỏ Tuyển (Lào Cai), lần đầu phát hiện di cốt người cổ ở Sơn La…

Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, trùng tu tôn tạo di tích tháp Dương Long (Bình Định), khảo cổ học Champa - Óc Eo đã tiếp tục khai quật di tích trên.

Diện mạo ban đầu của khu tháp gần như nguyên vẹn, đặt biệt lần khai quật này đã phát hiện 2 kiến trúc phụ phía tây khu tháp, kiến trúc dạng đài thờ nằm trên trục bắc nam đối diện ở mặt tây của ba ngôi tháp hiện còn, tương tự kiến trúc đã khai quật ở Cát Tiên.

Ngoài ra, những kiến trúc Champa được thông báo là trụ gốm ở Trà Kiệu (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi)…

Tại Bình Định, tượng Phật Lồi dạng vị Bồ tát trong tư thế thiền định, đội mũ hình trụ cao có khắc bùa “Omkar” trán có 3 vạch ngăn song song, lưng là tấm bia hình ngũ giác có 12 dòng chữ Champa cổ chưa giải mã được phát hiện.

Theo PGS.TS Tống Trung Tín (Viện trưởng Viện Khảo cổ học) thông qua 44 hội nghị thông báo khảo cổ học, giới khảo cổ học cả nước đã phát hiện hàng trăm di tích, hàng nghìn di vật góp phần hình thành nên bức tranh chân thực về khảo cổ Việt Nam, khẳng định vị trí và tầm quan trọng của ngành khảo cổ học trong sự nghiệp bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.

Thu Phương

>> Báo động về nạn đào phá di tích 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo