Sáng 12/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố khởi công xây dựng Nhà Quốc hội, gồm 2 tầng hầm và 5 tầng nổi. Đây sẽ là nơi diễn ra các kỳ họp Quốc hội và đón tiếp khách quốc tế cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Tòa nhà Quốc hội cao 39 m, có kiến trúc hình vuông, phòng họp hình tròn ở giữa, gồm 2 tầng hầm và 5 tầng nổi, kích thước mặt bằng 102m x 102m, tổng diện tích sàn trên 60.000 m2.
Ngoài ra, tòa nhà còn có khu vực đỗ xe ngầm quy mô 3 tầng hầm với sức chứa 500 ôtô với diện tích trên 17.000m2; đường hầm nối Nhà Quốc hội và Bộ Ngoại giao dài 60 m, có 2 phần đường dành cho người đi bộ và dành cho ôtô.
- Ảnh bên : Phối cảnh mặt trước Nhà Quốc hội hướng ra quảng trường Ba Đình.
Đường Bắc Sơn sẽ được xây dựng thành Quảng trường, đảm bảo tổ chức đón tiếp các nguyên thủ quốc gia theo nghi lễ nhà nước khi tổ chức ngoài trời, có hệ thống đài phun nước chìm tạo cảnh quan phía trước Nhà Quốc hội.
Nhà Quốc hội sẽ được thiết kế là trụ sở làm việc Quốc hội, nơi tổ chức các kỳ họp và đón tiếp khách quốc tế cấp cao của Đảng và Nhà nước... Ngoài ra, tòa nhà còn có thư viện, phòng truyền thống, phòng họp báo và Trung tâm báo chí, phòng tiệc chiêu đãi của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, phòng trưng bày các hiện vật khảo cổ học tại Hoàng Thành Thăng Long, có thể phục vụ tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân và khách quốc tế.
Phát biểu lại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội, chủ đầu tư là Bộ Xây dựng cần thực hiện nghiêm túc các quy định về đầu tư xây dựng, cam kết để dự án đúng tiến độ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.
- Ảnh bên : Lãnh đạo Đảng và Nhà nước động thổ công trình Nhà Quốc hội (Ảnh: Đoàn Loan)
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho rằng, công trình Nhà Quốc hội là hình ảnh biểu trưng cho quyền lực tối cao của nhân dân, phản ánh thế và lực của dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Do vậy, tòa nhà hội tụ yêu cầu cao nhất về quy hoạch, thiết kế, trang thiết bị...
Cũng theo Bộ trưởng Quân, nơi xây dựng Nhà Quốc hội là trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa ngàn năm của đất nước, sẽ kết hợp hài hòa với phương án bảo tồn khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu, góp phần tạo dựng một quần thể kiến trúc hiện đại song vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
Công trình có tổng vốn 4.797 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng quý 3 năm 2012.
Thiết kế Nhà Quốc hội do Liên danh GMP International GmbH - Inros Lackner AG (Cộng hòa Liên bang Đức) thực hiện. Đây là phương án kiến trúc đạt giải A trong cuộc thi tuyển trọng kiến trúc Nhà Quốc hội và được các nhà khoa học, người dân đánh giá cao qua các cuộc triển lãm lấy ý kiến. |
Đoàn Loan
>>
- Ký kết biên bản ghi nhớ về tư vấn phản biện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
- Phê duyệt thiết kế khu đô thị mới Nam TP Hồ Chí Minh
- Xây cầu Ninh Chữ mở đất du lịch
- Hà Nội quy hoạch 4 thành phố vệ tinh
- Đồng ý nghiên cứu bảo tồn kiến trúc TP.HCM
- Cần Thơ sẽ di dời trung tâm hành chính
- Phát lộ cung điện thời Trần lớn nhất từ trước tới nay
- Bộ Xây dựng tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho 2 dự thảo nghị định
- TP.HCM: Sẽ xây mới 3 trung tâm thương mại trong giai đoạn 2009-2010
- Khởi công dự án đường cao tốc Bắc-Nam