Tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu đầu năm 2025 sẽ hoàn thành kế hoạch sáp nhập huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình. Sau khi sáp nhập đô thị này sẽ mang tên thành phố Hoa Lư...
Mới đây, tại kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Ninh Bình khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 – 2026, các đại biểu đã tán thành dự thảo Nghị quyết về việc thông qua chủ trương thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc.
Phong cảnh thành phố Ninh Bình nơi sông Vân chảy qua.
Tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu đầu năm 2025 sẽ hoàn thành kế hoạch sáp nhập huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình. Sau khi sáp nhập đô thị này sẽ mang tên thành phố Hoa Lư, với diện tích tự nhiên trên 150km2, đạt 100,16% so với tiêu chuẩn và rộng gấp hơn 3 lần so với thành phố Ninh Bình hiện hữu. Thành phố này với và quy mô dân số là trên 237.000 người, với với 15 phường và 5 xã trực thuộc.
Thành phố Hoa Lư sẽ được xây dựng theo định hướng đô thị cố đô - di sản dựa trên các giá trị về tự nhiên, sinh thái, văn hóa lịch sử, sở hữu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Tỉnh Ninh Bình cũng đặt mục tiêu hoàn thiện hoàn thiện các tiêu chí công nhận đơn vị hành chính mới sau sáp nhập là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, có vị thế trung tâm du lịch vùng và quốc gia, mang giá trị toàn cầu, là trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, dịch vụ chất lượng cao, đầu mối hợp tác quốc tế của tỉnh Ninh Bình.
Tỉnh Ninh Bình cũng đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án xây dựng và phát triển "thành phố Hoa Lư". Theo đó, việc xây dựng và phát triển "thành phố Hoa Lư" phải bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh Ninh Bình, tạo nền tảng, tiền đề để xây dựng và phát triển "thành phố Hoa Lư" theo định hướng "Đô thị Di sản thiên niên kỷ".
Đổi mới tư duy, khơi dậy khát vọng phát triển thành phố Hoa Lư "Đô thị Di sản thiên niên kỷ" độc đáo, tiêu biểu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là hình mẫu phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phục dựng, bảo tồn di sản và tăng trưởng kinh tế, hướng vào các tiêu chí xã hội phát triển và nhân dân hạnh phúc.
Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam, tồn tại 42 năm (968-1010), gắn với ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Hiện huyện Hoa Lư có 11 xã, thị trấn, rộng gần 103 km2, dân số khoảng 72.000 người.
Thị xã Ninh Bình được thành lập năm 1981, chia tách từ huyện Hoa Lư, là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hà Nam Ninh cũ. Năm 1992, khi tỉnh Ninh Bình được tái lập, thị xã Ninh Bình là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh. Từ năm 1982 đến nay, thị xã Ninh Bình đã ba lần được mở rộng địa giới hành chính khi sáp nhập một số xã của huyện Hoa Lư.
Tháng 12/2001, thị xã Ninh Bình được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Hiện thành phố rộng hơn 48 km2, dân số hơn 120.000, sinh sống ở 11 phường và 3 xã.
Hoa Hồng
(VnEconomy)
- Thừa Thiên – Huế: Tập trung hoàn thiện quy hoạch và phát triển các đô thị
- Metro Bến Thành – Suối Tiên có thể đưa vào khai thác thương mại trong tháng 11
- Định hướng phát triển thành phố Hạ Long trở thành đô thị đa cực
- Bình Dương: Kiến nghị ban hành cơ chế riêng về thủ tục phát triển nhà ở xã hội
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Khẩn trương rà soát, sửa đổi chính sách về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
- Hàn Quốc đề xuất hợp tác đường sắt tốc độ cao với Việt Nam
- Thủ tướng: Bộ Xây dựng tăng cường kiểm soát giá VLXD theo đúng thẩm quyền, quy định
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Hà Nội có 144 cây cầu cần sửa chữa, thay thế