Khảo sát cho thấy, từ năm 2004, UBND quận Hoàn Kiếm đã xây dựng tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ trên tuyến phố Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường - Đồng Xuân. Tuy nhiên, trogn quá trình hoạt động, tuyến phố đi bộ, chợ đêm cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Theo đó, khách du lịch khi đến đây đều có chung nhận xét rằng, việc bố trí, sắp xếp gian hàng quá dày đặc cũng như tình trạng các sạp hàng tự phát trên vỉa hè không theo quy định đã gây khó khăn cho khách tham quan. Điều này đã làm ảnh hưởng đến mục đích đi bộ và thưởng ngoạn của du khách.
Thêm vào đó, phần lớn hàng hoá bày bán trên tuyến phố đơn điệu, lại không được niêm yết giá gây khó khăn cho du khách đến đây mua sắm. Tuyến phố đi bộ, chợ đêm chỉ hoạt động vào những ngày cuối tuần, thời gian kinh doanh ngắn làm tăng chi phí lưu thông. Chính vì vậy, các doanh nghiệp lớn có thương hiệu, các làng nghề, phố nghề chưa muốn đầu tư, tham gia kinh doanh trên tuyến phố đi bộ chợ đêm.
Ngoài ra, tình trạng thiếu bãi gửi xe cho người dân và khách đến tham quan, mua sắm ngày càng trở nên trầm trọng, trong khi đó mức phí trông giữ xe cũng không tuân thủ theo quy định của nhà nước. Cùng với đó, các phương án tổ chức giao thông tại các phố có nút giao với tuyến phố đi bộ còn nhiều điểm bất hợp lý, đặc biệt là vào các ngày lễ, Tết.
“Cũng như nhiều thủ đô khác trên Thế giới nhu cầu về các khu phố đi bộ tại khu vực đô thị trung tâm là tất yếu đối với một đô thị mang nhiều nét văn hoá truyền thống như Hà Nội. Vì vậy, việc phát triển mở rộng thêm phố đi bộ ở khu vực trung tâm Hà Nội sẽ tạo cho TP có thêm không gian đi bộ, nhằm phát huy nét giá trị văn hoá cổ, đồng thời phát huy tiềm năng về du lịch, thương mại, dịch vụ vốn có của Hà Nội 36 phố phường”, theo phó GĐ Sở Xây dựng Nguyễn Xuân Tân.
Trọn 2 ngày cuối tuần trên 10 tuyến phố
Theo đề án của Sở GTVT Hà Nội, các tuyến phố đi bộ bao gồm Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường - Đồng Xuân; khu vực các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay); một đoạn phố Tràng Tiền (từ Hàng Khay đến Ngô Quyền); tuyến phố Lê Thạch, Lê Lai (cạnh tượng đài Lý Thái Tổ).
Thời gian từ 6 giờ sáng ngày thứ 7 và kết thức vào 22 giờ tối Chủ nhật. Ngoài ra, cũng sẽ thực hiện trong các dịp lễ lớn của Thủ đô và cả nước.
Dự kiến thời gian bắt đầu thực hiện theo đề xuất của Sở Giao thông là từ ngày 1/12/2011.
Theo ông Nguyễn Xuân Tân, nguyên tắc tổ chức giao thông là trên các tuyến phố này sẽ không được kinh doanh dưới lòng đường. Tuy nhiên, xe điện vẫn được phép hoạt động trong khu vực phố đi bộ để phục vụ khách du lịch. Các xe công vụ, xe thư báo, xe đưa đón học sinh… sẽ được xem xét cấp phù hiệu để đi vào các tuyến phố trên, với điều kiện là chạy với tốc độ 15km/h); các phương tiện vệ sinh môi trường, vận tải hàng hoá… sẽ được vào các tuyến phố này từ 22h đến 6h sáng.
Đối với xe máy, sẽ được gửi vào các vị trí được đề xuất của đề án. Người dân sinh sống tại các khu vực phố đi bộ được đảm bảo khoảng cáh từ vị trí gửi xe đến nhà không quá 500m.
Ô ô sẽ được gửi tại các vị trí đề xuất. Ngoài ra, sẽ tận dụng để tăng khả năng phục vụ trông giữ ô tô tại Phùng Hưng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật… vào các dịp lễ lớn. Cũng trong các dịp n ày, sẽ tận dụng thêm các tuyến phố lân cận khu vực phố đi bộ để tăng khả năng phục vụ nhu cầu gửi xe.
Theo tính toán, sẽ có khoảng 14 điểm đỗ xe với tổng diện tích là 5.670m2, riêng diện tích dành cho người dân khu vực phố đi bộ là 3.823m2.
Phân vùng ngăn cách với các phố đi bộ sẽ dùng rào chắn có tính cơ động cao và tạo mỹ quan đô thị.
Theo dự án, người dân trong khu vực trực tiếp triển khai tuyến phố đi bộ sẽ được cấp phùhiệu riêng để dắt xe vào nhà hoặc gửi xe tại các bãi xe do Sở GTVT vf UBND quận Hòan kiếm bố trí.
Khi đưa phương tiện ra khỏi khu vực phố đi bộ trong thời gian quy định, ngừoi dân có thể gửi vào các bãi gửi xe đến hết thời gian quy địnhmới dưa phươn tiẹn về hoặc dắt phương tiện vào nhà.
Ô tô thuộc các cơ quan có trụ sở tại khu phố tổ chức đi bộ được cấp phù hiệu và để xe trong khu vực cơ quan.
Xe công vụ, thư báo, xe đưa đón học sinh… sẽ được xem xét cấp phù hiệu để đi vào tuyến phố trên, với vận tốc tối đa được phép là 15km/h.
Xe du lịch bố trí đón trả khách tại vị trí điểm đỗ xe Trần Quang Khải hoặc trước cửa Nhà hát lớn TP.
Tuệ Khanh
Tin mới hơn:
- VAFI kiến nghị giảm thuế, phí xây dựng nhà thu nhập thấp
- TP HCM sẽ có đường ưu tiên cho xe buýt
- Hà Nội: Công bố điều chỉnh một số ô đất phục vụ giãn dân phố cổ
- Ký vay vốn cho dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi
- Hà Nội công bố danh mục 180 đồ án quy hoạch
Tin cũ hơn:
- Đặt đá xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
- Thành phố Điện Biên Phủ sẽ có thêm 3 đô thị mới
- Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô
- Việt Nam sắp nhận các trạm thủy văn trên sông Mekong
- Bộ Xây dựng ý kiến về tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài và biệt thự cũ Hà Nội