Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản trình Bộ Giao thông Vận tải về việc xây dựng kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ năm 2014 với tổng nhu cầu vốn là gần 11.650 tỷ đồng.
Theo tính toán của Tổng cục đường bộ, năm 2014, các tuyến đường có nhu cầu vốn sửa chữa định kỳ, các công trình làm mới hoặc chuyển tiếp sẽ chiếm khoảng 7.373 tỷ đồng; bảo dưỡng thường xuyên cầu đường có chi phí là gần 3.100 tỷ đồng và các chi phí đột xuất khác...
Cụ thể, tổng số 18.410km tuyến đường và các cầu Bãi Cháy, Mỹ Thuận, Cần Thơ, hầm Hải Vân... sẽ được bảo dưỡng thường xuyên.
Nhu cầu sửa chữa định kì, khối lượng chủ yếu gồm: Sửa chữa 276 cầu, cải tạo khắc phục 153 vị trí điểm đen và điểm mất an toàn giao thông, sửa chữa 2.295km mặt đường, xây tường kè tại 30 vị trí, xây dựng và sửa chữa 35 cống, xây bổ sung tổng số 130 km rãnh thoát nước.
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ cũng xây dựng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2014-2016 về công tác thu thập dữ liệu hiện trạng Quốc lộ, công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ.
Theo đó, Tổng cục yêu cầu các đơn vị thực hiện rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu đường bộ, đảm bảo phản ánh chính xác hiện trạng kỹ thuật và nhu cầu đầu tư trên các Quốc lộ (bao gồm: hiện trạng kỹ thuật, mức độ hư hỏng, lưu lượng xe, năm đưa vào khai thác hoặc đại tu gần nhất….) đồng thời từng bước hoàn thành việc hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu đường bộ thông qua việc phát huy tối đa hiệu quả các dự án hỗ trợ kỹ thuật vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) làm cơ sở hiện đại hóa công tác lập kế hoạch bảo trì đường bộ.
Riêng công tác bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường, cầu, Tổng cục Đường bộ cũng chỉ đạo các đơn vị cần phải tính đúng, tính đủ chi phí bảo dưỡng thường xuyên cho từng công việc bảo trì (Quốc lộ, cầu, hầm…) và lựa chọn các tuyến Quốc lộ huyết mạch, có lưu lượng vận tải lớn, có ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội để triển khai đấu thầu bảo dưỡng thường xuyên.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo số liệu thu phí sử dụng đường bộ năm 2012 gửi Bộ Giao thông Vận tải. Theo đó, Số phí sử dụng đường bộ đã nộp ngân sách Nhà nước tính đến 31/12/2012 là 604 tỷ đồng. |
Đề cập đến việc sửa chữa định kỳ mặt đường, công trình, Tổng cục Đường bộ cũng giao các đơn vị liên quan phải phân loại ưu tiên bố trí dự án căn cứ theo nhu cầu vốn thực tế, khả năng đầu tư xây dựng cơ bản… để đề xuất danh mục, tiến độ đầu tư hợp lý.
“Do nhu cầu sửa chữa mặt đường và công trình trên toàn mạng lưới Quốc lộ là rất lớn, trong khi nguồn vốn quỹ bảo trì đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu nên việc bố trí kế hoạch trung hạn sẽ vừa đảm bảo tính cân đối, vừa đảm bảo tính ưu tiên theo các tiêu chí như: xử lý các vị trí điểm đen có nguy cơ gây mất an toàn, sửa chữa vị trí hư hỏng nền mặt đường, bộ phận kết cấu công trình; thay thế hệ thống biển báo hiệu; sửa chữa các tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng, các tuyến đến kỳ sửa chữa...,” Tổng cục Đường bộ cho biết./.
Việt Hùng (Vietnam+)
- TPHCM công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch giao thông
- Hợp tác với Budapest (Hungary) trong lĩnh vực nước
- Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đối tượng cho vay vốn hỗ trợ nhà ở
- JICA muốn TPHCM đẩy nhanh tiến độ metro số 1
- Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bộ Xây dựng sẽ thí điểm phát triển nhà cho thuê
- Hà Nội xem xét đưa hàng loạt tuyến phố thành phố đi bộ
- TPHCM xác định công trình kiến trúc cần bảo tồn
- Hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi
- Phát động Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam lần thứ hai