Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tin tức Việt Nam Hà Nội triển khai các giải pháp bảo vệ Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội triển khai các giải pháp bảo vệ Hoàng Thành Thăng Long

Viết email In

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (18 Hoàng Diệu). 

Hà Nội tiếp tục mở rộng diện tích khai quật khảo cổ học, nhất là tại khu thành cổ Hà Nội, tăng cường nghiên cứu làm rõ giá trị các di tích kiến trúc thời Tiền Nguyễn trên trục trung tâm của Cấm thành Thăng Long.  

Trong năm 2013, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội chủ trì phối hợp với Viện Khảo cổ học thực hiên khai quật tại khu vực xây dựng đường hầm và bãi đỗ xe của công trình Nhà Quốc hội và mở rộng khai quật khu vực Điện Kính Thiên. 

Thành phố giao Trung tâm bảo tồn di sản thường xuyên quản lý vùng đệm và vùng chuyển tiếp, đảm bảo sự an toàn và cảnh quan hài hòa với di sản, tiến tới mở rộng vùng đệm, vùng chuyển tiếp phía Bắc, Đông và Nam khu di sản.

Để đảm bảo thống nhất trong quản lý, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã được giao thẩm quyền quản lý toàn bộ vùng đất thuộc khu di sản.

Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đang thực hiện di chuyển các hộ dân hiện đang sinh sống trong khu di sản ra phía ngoài trên cơ sở vận động tự nguyện và có các chính sách đền bù thỏa đáng, hợp lý.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã bàn giao gần 77ha/96ha diện tích đất để các đơn vị liên quan bố trí xây dựng trụ sở làm việc do phải di dời ra khỏi khu Thành cổ Hà Nội gồm: tại xã Đại Mỗ, Tây Mỗ huyện Từ Liêm 74,3ha để xây dựng Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Kiểm sát quân sự Trung ương và một số nơi thuộc xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm; đường Thụy Khuê (Tây Hồ).

Thành phố đang tiếp tục công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao 20ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm để bố trí xây dựng Trung tâm thể thao quân đội.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với các chuyên gia UNESSCO, chuyên gia vùng ILede France (Pháp), các chuyên gia Nhật Bản xây dựng xong dự thảo kế hoạch quản lý khu di sản và hiện đã hoàn thiện ý kiến tham vấn từ các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý để chuẩn bị trình phê duyệt.

Ngoài ra, Trung tâm này cần có kế hoạch giám sát số lượng khách du lịch có khả năng tăng rất nhanh và đột biến trong thời gian tới. Hiện nay, việc quản lý đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc ở các lĩnh vực như: Việc bàn giao hồ sơ, hiện vật, kết quả nghiên cứu; quy hoạch tổng thể mặt bằng; ô nhiễm môi trường bởi lá cây, bùn, cỏ, rêu phong; thi công công trình vướng vũng lõi di sản; di chuyển khu biệt thự…

Hà Nội cũng đang có nhiều kiến nghị, đề xuất với nhiều bộ, ngành liên quan để giải quyết những khó khăn trên./. 

Nguyễn Văn Cảnh 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo