Ashui.com

Thursday
Nov 28th
Home Tương tác Góc nhìn Đại đô thị mong manh

Đại đô thị mong manh

Viết email In

Các đô thị là nơi lây lan dịch bệnh nhanh nhất và tỏ ra bất lực nhất. Điều này đang được minh chứng khi đại dịch Covid-19 quét qua hàng loạt đô thị lớn trên thế giới.

New York với 25 triệu dân vốn được biết đến như một đô thị thịnh vượng, nhưng khi đại dịch Covid-19 ập đến, số người chết chiếm đến 50% so với cả nước Mỹ. Nhiều đô thị lớn trên khắp thế giới đang lâm vào tình trạng tương tự. Những quốc gia lớn mạnh như: Anh, Ý, Nga… cũng phải chao đảo. Thảm họa đô thị ngày càng lớn và đa dạng. Đặc biệt với những vùng đô thị cực lớn về dân số có nền kinh tế toàn cầu hóa.

Và những thảm họa đô thị không chỉ dừng lại khi đại dịch Covid-19 lây lan, nó được dự báo dịch bệnh sẽ nhiều hơn và nặng nề hơn tại các siêu đô thị, vốn đã bị tổn thương sâu sắc trước đó.


(Ảnh minh họa / Nguồn: Reatimes)

Ở Việt Nam, những gì diễn ra trong thực tế, đang minh chứng cho sự khủng hoảng của tư duy và thực tiễn quy hoạch, bởi các cấu trúc được thể hiện rõ ràng trên bản vẽ, chưa kịp thực hiện, đã có cấu trúc điều chỉnh quy hoạch mới được đưa ra…, bởi các cấu trúc lịch sử vô giá bị biến dạng từng ngày.

Do quy hoạch chắp vá, tầm nhìn ngắn hạn với mong muốn khai thác nhanh, hàng ngàn dự án bao quanh các thành phố cũng đã được chuyển đổi mục đích cho hàng trăm công ty kinh doanh đất trên giấy với hạ tầng chắp vá, tạm bợ. Thế là đô thị lên cơn sốt đất. Đô thị trở thành “thỏi nam châm” hút dân đến ở. Nhưng, khi mà hạ tầng đô thị và hạ tầng xã hội chưa được chuẩn bị chu đáo, tất yếu, sự hỗn loạn sẽ diễn ra. Mà nhãn tiền ở nhiều đô thị là tình trạng ngập úng, tắc đường, ô nhiễm…

Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á, hàng năm có trên 1 triệu dân trở thành dân cư đô thị, dự báo đến năm 2025 dân số đô thị của Việt Nam khoảng 52 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số cả nước. Xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị đang đặt ra những thách thức về quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm, tổ chức tốt cuộc sống xã hội.

Với sự gia tăng dân số đột biến như vậy, nếu cứ phát triển theo kỳ vọng, thì sẽ không thể có giải pháp đáp ứng đủ nhà ở, hạ tầng, việc làm. Đặc biệt, sẽ bế tắc về vấn đề giảm ô nhiễm và ứng phó thảm họa, dịch bệnh.

Chính những điều đó, trong tầm nhìn tổng thể nhằm hoàn thiện hệ thống đô thị của cả nước, các chiến lược phát triển của Việt Nam phải giải quyết được các điểm chưa nhất quán giữa những gì của hiện tại và những gì cần làm trong tương lai. Đây là thách thức lớn đặt ra trong quá trình đô thị hóa và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.

Hiện nay, khung thực hiện chương trình phát triển đô thị đã có hàng loạt hỗ trợ pháp lý để tăng tốc đô thị (gồm 6 chính sách phát triển). Tuy nhiên, lại không có một chính sách nào đề cập sức chống chịu đô thị và đối phó thảm họa.

Đặc biệt, nếu dấn sâu vào đô thị hóa với bầu sữa của kinh tế bất động sản, nguy cơ đổ vỡ về đô thị trong tương lai sẽ gần hơn.

Ngọc Lý

(Báo Xây dựng)

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...